(HBĐT) - Từ thực tế tình hình diễn biến thời tiết 6 tháng đầu năm và căn cứ công tác dự báo, tỉnh xác định trong thời gian tới, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) sẽ rất phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Các địa phương cần chủ động, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa.


Để đảm bảo an toàn mùa mưa bão, UBND thị trấn Bo (Kim Bôi) chỉ đạo khu Mớ Khoắc lập rào chắn và cảnh báo người dân tránh xa khu vực có nguy cơ sạt lở.

Chủ động, quyết liệt triển khai công tác PCTT, TKCN, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh đã triển khai công tác kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch PCTT đối với tất cả các địa phương. Đồng thời, chủ động các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"; củng cố lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở; từng bước xây dựng lực lượng chuyên nghiệp để ứng phó với các tình huống phức tạp.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra rét đậm, rét hại, mưa lớn kèm dông, lốc xoáy gây thiệt hại tại các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc; tổng giá trị thiệt hại ước khoảng hơn 4,4 tỷ đồng. Trong đó, mưa to kèm dông lốc làm tốc mái nhà của 18 hộ dân; 0,17 ha lúa bị thiệt hại 30%; 10,65 ha hoa màu bị thiệt hại. Rét đậm, rét hại, sét đánh làm chết 12 con trâu, bò. Thiên tai cũng gây thiệt hại nhiều công trình thủy lợi, sạt lở, hư hỏng các công trình giao thông liên xã…

Theo dự báo, những tháng cuối năm 2023, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt là tình trạng mưa dông kèm theo lốc xoáy và nguy cơ sạt lở đất.

Hiện nay, tỉnh có 11 vị trí đê điều xung yếu; 50 hồ chứa thủy lợi, 11 hồ chứa thủy điện có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du; 234 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí 60 tỷ đồng cho 6 công trình cấp bách. Chỉ đạo các địa phương quan tâm rà soát, cảnh báo đến người dân khi có mưa to phải sơ tán đến nơi an toàn, nâng cao nhận thức, tuyên truyền các biện pháp PCTT nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Hoàn thiện lắp đặt hệ thống cảnh báo sạt lở tại một số khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm đảm bảo an toàn PCTT.

Tỉnh cũng ghi nhận 21 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét với khoảng 167 hộ bị ảnh hưởng, 70 điểm thường xuyên bị ngập úng với 1.750 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư; có 234 điểm dân cư nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư. Trong đó, khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn 143 điểm với 3.298 hộ bị ảnh hưởng ở tất cả các huyện, thành phố.

Triển khai phương án bố trí ổn định dân cư an toàn trong mùa mưa bão năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương bố trí ổn định dân cư theo hình thức di dân tập trung với 28 khu tái định cư, bố trí cho 915 hộ; bố trí ổn định theo hình thức di dân xen ghép 109 điểm, 1.471 hộ; bố trí ổn định tại chỗ 102 điểm, 2.829 hộ.

Cùng với đó, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh thường xuyên tuyên truyền, vận động, có biện pháp kiên quyết, cưỡng chế di dời đối với các hộ có nhà ở và sinh sống trong khu vực nguy hiểm khi có mưa lớn xảy ra, không để tình trạng thiên tai gây chết người, thiệt hại về tài sản của người dân. Chăng dây, cắm biển cảnh báo khu vực xả lũ, khu vực nước lớn tại hạ lưu đập, không để người dân tắm sông... đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về các khu vực sạt lở, vùng thường xuyên bị thiên tai, khu vực trọng điểm, công trình thuỷ lợi để tiện theo dõi và đề xuất các phương án ứng phó phù hợp.

Trước mắt đã rà soát, lập danh mục hệ thống các hồ chứa lớn xung yếu; khu vực sạt lở bờ sông, suối; khu dân cư có nguy cơ sạt lở, mất an toàn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành PCTT. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu từ 31 trạm đo mưa tự động qua phần mềm Vrain đồng bộ từ các cấp, ngành, địa phương, phổ biến đến nhân dân và cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả PCTT trên địa bàn tỉnh. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục