Ảnh 1: Thiên hà lùn Magellanic Cloud Nhỏ.

Ảnh 1: Thiên hà lùn Magellanic Cloud Nhỏ.

Nhờ những bức ảnh chụp lúc nhật thực, các nhà thiên văn đã phát hiện những tia ion sắt trong hào quang mặt trời. Việc nghiên cứu hào quang mặt trời giúp tìm hiểu về những hiện tượng thời tiết vũ trụ nguy hiểm.

Bức ảnh mới thể hiện rõ nét nhất từ trước đến nay về thiên hà láng giếng Magellanic Cloud Nhỏ. Tấm ánh được chụp bởi kính thiên văn hồng ngoại Splizer của NASA đã giúp các nhà thiên văn hiểu hơn về vòng đời của bụi trong thiên hà.

Hiểu biết về nguồn gốc, cách bụi định hình thành các hành tinh và sự phân tán của nó vào khoảng không giữa các thiên thể có thể đem lại hiểu biết sâu sắc hơn về sự hình thành thiên hà. Và thiên hà Magellanic Cloud Nhỏ, một thiên hà lùn (nhỏ, không sáng lắm và có không quá vài triệu ngôi sao) ở gần Dải ngân hà tự những thiên hà nhỏ được tạo nên đầu tiên trong vũ trụ

Mô tả ảnh.
Ảnh 2: Nữ thần Rhea lại xuất hiện.


Trong một bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA, mặt trăng sao Thổ Rhea hé lộ phía sau mặt trăng Titan lớn nhất của hành tinh này. Rhea là mặt trăng lớn thứ nhì của sao Thổ nhưng thậm chí chưa bằng 1/3 của kẻ khổng lồ Titan.

Theo dõi ảnh hưởng của trọng lực khi một mặt trăng tiến đến gần một mặt trăng khác có thể giúp các nhà khoa học tính toán chính xác hơn về quỹ đạo của những mặt trăng.

Mô tả ảnh.
Ảnh 3: Tinh vân Homunculus


“Khám nghiệm nguyên nhân tử vong” của một ngôi sao - khí và bụi bao quanh ngôi sao sắp tắt Eta Carinae - đã tiết lộ một phần chưa từng được nhìn thấy của tinh vân Homunculus. Bức ảnh hồng ngoại mới vừa công bố được chụp bởi kính thiên văn Gemini South ở Chile, nó cho thấy một vầng sáng xanh nhạt tỏa ra bên dưới lớp vỏ của tinh vân – bằng chứng của một cấu trúc bên trong mà các nhà nghiên cứu đặt cho cái tên Little Homunculus.

Cấu trúc chưa từng được nhìn thấy trước đây đã gây kinh ngạc cho các nhà thiên văn, một trong số họ đã so sánh phát hiện này với việc tìm ra một vật chứng kì lạ trong cơ thể của nạn nhân một vụ án mạng

Mô tả ảnh.
Ảnh 4: Dòng chảy lạ thường


Vòng cung hydro (màu đỏ) rất lớn tỏa ra bên dưới Dải ngân hà của chúng ta (trắng và xanh) trong một bức ảnh nhận được từ dữ liệu mới của kính thiên văn Robert C. Byrd Green Bank. Khí hydro có nguồn gốc từ hai thiên hà lùn Magellanic Clouds (điểm sáng thấp hơn ở bên phải).

Bức ảnh mới cho thấy cái được gọi là dòng chảy Magellanic dài hơn gần 40% so với suy nghĩ trước đây, dòng chảy Magellanic có thể được sinh ra cách đây khoảng 2,5 tỉ năm. David Nidever thuộc ĐH Virginia cho rằng vào thời điểm đó, hai thiên hà lùn Magellanic Clouds có thể đã tiến đến gần nhau, bắt đầu sự bùng nổ và hình thành nên các ngôi sao.

Ông cho biết thêm những hoạt động cổ xưa có khả năng khuấy động những vụ nổ và dòng plasma không ổn định phụt ra từ bề mặt của những vì sao, hình thành những dòng đầu tiên của dòng chảy Magellanic hướng về Dải ngân hà.

Mô tả ảnh.
Ảnh 5: Bức xạ nhật thực


Những cuộn xoáy đỏ xanh cho thấy ion sắt mang điện tích cao tuôn ra từ khí quyển phía trên mặt trời. Bức ảnh được chụp bởi các nhà thiên văn tại Trung tâm bay không gian Goddard NASA trong lần nhật thực năm 2008.

Những bức ảnh nhật thực được chụp qua các năm 2006, 2008 và 2009 cung cấp một vài hình ảnh đầu tiên về sự phát ra các ion sắt từ hào quang mặt trời. Những hình ảnh cho thấy rằng sự phát ion này tỏa ra một khoảng cách tương đương 1,5 lần bề rộng mặt trời.

Những bức ảnh được chụp lúc nhật thực có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu về hào quang mặt trời, nguyên nhân của những hiện tượng thời tiết vũ trụ nguy hiểm.

 

                                                             Theo VietNamnet

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục