Năng lượng mặt trời thu được trong không gian và được truyền trở lại trái đất bằng tia laser có thể sẽ sớm được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và các phương tiện giao thông chạy bằng điện.

Các kỹ sư vũ trụ châu Âu dự định sẽ đưa các vệ tinh lên quỹ đạo trái đất để thu năng lượng từ năng lượng mặt trời, sau đó những nguồn năng lượng này sẽ được chuyển hóa thành những tia laser và được truyền về trái đất để sản xuất điện.

Ý tưởng hấp thu năng lượng từ trong không gian đã được các nhà khoa học đưa ra thảo luận từ cách đây hơn 30 năm và hiện tại các kỹ sư của EADS Astrium - một công ty về vũ trụ hàng đầu ở châu Âu, tin tưởng họ sẽ trở thành những người đầu tiên biến ý tưởng táo bạo này thành hiện thực. Họ dự định sẽ xây dựng một trạm điện trong không gian, với công suất phát điện khoảng 10-20kWh, trong vòng 5 năm tới.

Mặc dù các trạm điện mặt trời trong không gian có chi phí cao hơn các trạm điện mặt trời ở dưới mặt đất, nhưng đổi lại nó có lợi thế là có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng sạch, vô tận và ổn định trong vòng 24 giờ. Trong khi đó, trạm năng lượng mặt trời ở trên mặt đất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và số giờ nắng trong ngày.

"Nhu cầu trên thế giới về nguồn năng lượng sạch đang ngày càng gia tăng”, tiến sĩ Matthew Perren, giám đốc phát minh của công ty Astrium tại Paris (Pháp), cho biết. “Lợi ích thực sự của việc sản xuất điện từ năng lượng mặt trời từ không gian là nó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của chúng ta một cách ổn định thông qua hệ thống các tia laser".

Những trạm điện mặt trời sẽ được đưa lên quỹ đạo tĩnh, cách trái đất khoảng 36.000km, với mỗi tấm pin mặt trời rộng hơn 50m. Để đáp ứng nhu cầu về điện cho một số lượng lớn các hộ gia đình, công ty Astrium đã kêu gọi các cơ quan vũ trụ quốc tế và các chính phủ trên thế giới cùng tham gia chương trình này.

Hồi tháng 9/2009, Nhật Bản cũng công bố kế hoạch trị giá 21 tỷ đô la nhằm đưa một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo để thu năng lượng mặt trời rồi truyền điện về trái đất bằng vi sóng. Nguồn năng lượng này dự kiến sẽ cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng điện của 300.000 hộ gia đình.

Ngoài ra, bang California, Mỹ cũng đang đàm phán với công ty năng lượng Solaren để thiết kế những vệ tinh có khả năng thu năng lượng mặt trời trong không gian và truyền về trái đất.

 

                                                                Theo VietNamnet

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục