Khó lòng cạnh tranh nổi với các đại gia thông tin di động, EVN Telecom đang muốn nhờ Bộ TT&TT can thiệp để các đại gia này cho roaming mạng di động và sử dụng chung hạ tầng mạng.

“Nhã ý” này vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi tới Bộ TT&TT sau khi có các kiến nghị về đàm phán giá thuê cột điện.

EVN phân tích, dùng chung cơ sở hạ tầng của các mạng thông tin di động là một xu thế mà nhiều nơi trên thế giới đang tích cực triển khai, nhằm giảm chi phí đầu tư. 

Hiện nay, các mạng di động GSM Việt Nam đều đã roaming với các mạng di động GSM của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện rất thuận lợi cho khách hàng khi đi ra nước ngoài. 

Mô tả ảnh.
EVN Telecom đang yếu thế trước các đại gia viễn thông. Ảnh: icon.evn.com.vn


Khi tham gia thi tuyển 3G, tổng vốn đầu tư của 4 doanh nghiệp viễn thông là 33.400 tỷ đồng. EVN cho rằng, nếu dùng chung hạ tầng thì khả năng có thể tiết kiệm đầu tư ít nhất khoảng 1/3 số vốn trên.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng viễn thông, EVN đã đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông lớn tạo điều kiện để roaming các mạng di động của các doanh nghiệp viễn thông với nhau.

Cắt nghĩa thêm về điều này, ông  Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng ban Công nghệ thông tin viễn thông, EVN cho biết: “Tình  trạng hiện nay là nhà mạng nào cũng đầu tư riêng hạ tầng thông tin di động trong khi các mạng khác nhau hoàn toàn có thể dùng chung hạ tầng này.”

Ông Lâm than thở: “EVN Telecom đang rất khó khăn do bị các nhà mạng lớn, lợi dụng thế thống lĩnh thị trường như Viettel, VNPT từ chối cho roaming. Trong khi các nhà mạng lớn này đều sẵn sàng cho roaming quốc tế nhưng với các nhà mạng trong nước thì lại từ chối. Như thế là bất hợp lý”.

Việc roaming giữa các doanh nghiệp viễn thông hiện nay hầu như chỉ là dựa vào “lòng tốt” của các đại gia, tùy thuộc quan hệ hợp tác của các đơn vị với nhau.

Nếu các đại gia này chia sẻ hạ tầng với mức phí nhất định thì sẽ tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. Rõ ràng khi có sự chia sẻ, liên kết như vậy thì chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn, mạng thông tin di động cũng phát triển nhanh hơn”, ông Lâm bày tỏ.

Tuy nhiên, một chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét, EVN kiến nghị như thế là hơi… phi lý. Kinh doanh thông tin di động là một cuộc cạnh tranh khốc liệt của ngành viễn thông.

Trong cơ chế thị trường, nhà mạng nào muốn phát triển thì buộc phải bỏ vốn ra đầu tư, nâng cấp hạ tầng, nếu hạ tầng tốt, dịch vụ tốt thì nhà mạng đó phát triển. Đó cũng là chiến lược phát triển của từng nhà mạng.

Vì thế, thật khó để cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra mệnh lệnh hành chính rằng, doanh nghiệp viễn thông phải cho chính các đối thủ cạnh tranh thuê hạ tầng của mình, khi mình phải bỏ hàng nghìn tỷ đồng đầu tư.

Năm 2009, EVNTelecom cũng là 1 trong 4 doanh nghiệp viễn thông đã trúng tuyển và được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 3G, dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong tháng 4/2010. Khi đã cấp phép như vậy thì EVN Telecom sẽ buộc phải triển khai, đầu tư theo cam kết. 

Bên cạnh đó, EVN bước chân sang ngành viễn thông cũng có lợi thế lớn là tận dụng được lợi thế về hạ tầng các tuyến cáp truyền dẫn. Thậm chí, tập đoàn này còn có đường cáp quang biển liên Á đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

Đồng thời với kiến nghị trên, EVN muốn Bộ TT&TT nghiên cứu để giảm 50% chi phí kết nối dịch vụ VoIP quốc tế, khi phải kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Nguyên nhân là do EVN Telecom đang phải chi trả tới 91-95% doanh thu đối với cước chi phí kết nối dịch vụ VoIP quốc tế cho các nhà khai thác dịch vụ.

Năm 2008, doanh thu dịch vụ VoIP quốc tế chiều về của EVN là 282,944 tỷ đồng, nhưng chi phí kết nối phải trả cho các nhà khai thác là 218,963 tỷ đồng. EVN Telecom chỉ thu được 22,6% doanh thu, tương đương với 64 tỷ đồng.

Năm 2009, doanh thu dịch vụ này của EVN Telecom là 162 tỷ đồng thì chi phí kết nối dịch vụ phải trả cho các nhà khai thác là 150 tỷ đồng, chiếm tới 93% doanh thu.

                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục