Bây giờ, các Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng, Nam Triệu hay Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã có thể đóng những con tàu có trọng tải từ hàng chục đến hàng trăm nghìn tấn, không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu vận tải biển quốc tế. Có được như vậy, là nhờ lĩnh vực khoa học - công nghệ tàu thủy (KHCNTT) nước ta đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên để không ngừng lớn mạnh, KHCNTT nước ta còn phải vượt qua không ít khó khăn, thách thức.

Theo phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Thế Việt, Viện trưởng KHCNTT (thuộc Tổng công ty công nghiệp Tàu thủy Việt Nam), từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở mở rộng quan hệ với một số quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển, trình độ cán bộ được nâng lên; theo đó viện thực hiện khá nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc các chương trình KC02, KC05, KC010... Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến viện phối hợp các công ty đóng tàu trong nước đã cho ra "lò" không ít sản phẩm mới có chất lượng. Trong đó đáng kể là việc hợp tác với Công ty Kitada (Nhật Bản) thiết kế tàu hàng 11.500-12.500 DWT, đây là sản phẩm đầu tiên được viện thiết kế bằng hai ngôn ngữ (Anh - Việt) do đăng kiểm NK (Nhật Bản) thẩm định và đánh giá bảo đảm chất lượng và hình thức đẹp. Một loạt tàu vận tải cỡ lớn được viện thiết kế phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị đóng tàu Nam Triệu, Hạ Long, Phà Rừng như tàu hàng 6.800 DWT (đang đóng năm chiếc), tàu chở sà-lan 10.000 DWT đầu tiên, tàu hàng rời 20.000 DWT (đã đóng ba chiếc). Ðồng thời đội ngũ cán bộ của Viện KHCNTT cũng đang tập trung nghiên cứu thiết kế các loại tàu chở dầu 13.000 DWT, một phần tàu dầu 104.000 DWT, các loài sà-lan chuyên dùng 18.000 DWT, tàu khách đi biển 300 chỗ, tàu cao tốc 30 hải lý/giờ... Thực hiện Ðề án điều chỉnh phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2006-2015 theo Quyết định 1106/TTg của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề được quan tâm hàng đầu là đổi mới công nghệ, hiện đại hóa một bước ngành công nghiệp đóng tàu nhằm tạo năng lực đóng tàu có trọng tải lớn và có tính năng phức tạp. Viện KHCNTT, thời gian qua coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Bằng nhiều hình thức, đào tạo tại chỗ, gửi ra nước ngoài (hơn 70 lượt kỹ sư sang các nước Ba Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Xin-ga-po... để học tập, trao đổi kinh nghiệm); hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ. Ðáng chú ý là việc đầu tư trang thiết bị, trong đó có công tác xây dựng bể thử mô hình (như một phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia) đánh dấu bước phát triển mới của viện. Tất cả các sản phẩm lớn do viện thiết kế, hay sản phẩm thiết kế của nước ngoài được đóng tại các nhà máy đều áp dụng việc thử nghiệm mô hình; thông qua bể thử này để điều chỉnh, bổ sung các phương án thiết kế mẫu tàu cho sát hợp. Thấy được lợi ích và tiềm năng của hệ thống bể thử, Tập đoàn kinh tế VINASHIN đang tiếp tục đầu tư mở rộng phòng thí nghiệm trọng điểm tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (khoảng hơn 1.400 tỷ đồng) với định hướng biến nơi đây thành một Trung tâm nghiên cứu khoa học - thử nghiệm lớn nhất về tàu thủy và công trình biển của nước ta và khu vực. Theo các nhà chuyên môn, việc hoàn thiện bể thử mô hình tàu thủy ở Ðịnh Công (quy mô còn nhỏ) và đầu tư mở rộng bể thử có quy mô lớn sắp tới tại khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội, sẽ mở ra điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các đề tài, dự án lớn của ngành công nghiệp tàu thủy nước ta. Chẳng hạn, hiện đội ngũ cán bộ của viện đang triển khai, thực hiện các đề tài nghiên cứu thiết kế và chế tạo sà-lan đa năng 25.000 tấn phục vụ vận chuyển, thi công và tháo dỡ các công trình dầu khí, công nghệ chế tạo tàu ứng phó sự cố tràn dầu; thiết kế và chế tạo các phụ kiện cho tàu chở dầu thô 100.000 DWT theo tiêu chuẩn quốc tế; công nghệ và các giải pháp thi công đóng mới tàu chở ô-tô cỡ lớn (7.000 chiếc/chuyến) phục vụ xuất khẩu...


Khoa học - công nghệ phải gắn với thực tế sản xuất và phục vụ thị trường, các đề tài, dự án nghiên cứu cần được kiểm chứng tại các nhà máy sản xuất - đó là phương châm của Viện KHCNTT. Thạc sĩ Trần Văn Liêm, Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) cho biết: Hàng chục năm nay, chúng tôi có mối quan hệ gắn bó với Viện KHCNTT. Những con tàu chở dầu, chở hàng khô, tàu chở hàng tổng hợp, tàu chở sà-lan mà đơn vị đang hoạt động trên các tuyến sông, biển trong nước, đến các chuyến tàu vượt đại dương đưa hàng hóa sang các nước Cu-ba, Ấn Ðộ, An-giê-ri một cách an toàn, đều là công trình do công ty liên kết, hợp tác với Viện KHCNTT thiết kế và các nhà máy đóng tàu trong nước thi công. Trong quá trình khai thác, vận hành tàu, Vinashinlines thường xuyên phối hợp với cán bộ khoa học của viện theo dõi, đánh giá và tìm ra những khiếm khuyết để sửa chữa, điều chỉnh không ngoài mục đích giúp cho sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả, an toàn... Nhờ đó từng bước, các cán bộ, nhân viên kỹ thuật ở đây nắm bắt được những vấn đề cơ bản, các bài toán trong thiết kế cũng như quá trình công nghệ đóng tàu. Việc phổ biến và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, bám sát quá trình thi công tại hiện trường của viện đã trở thành bài học về tính chuyên nghiệp cao cho người thợ đóng tàu Dung Quất...


"Tiềm năng KHCNTT chúng ta có. Ðiều quan trọng là phải hoạch định được chiến lược về các nhiệm vụ, đề tài. Mặt khác, có kế hoạch đầu tư rốt ráo để xây dựng Trung tâm nghiên cứu thủy khí động lực học quốc gia tại Hòa Lạc, đồng thời là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thì mới mong tạo ra những sản phẩm thiết kế mẫu tàu có tính năng phức tạp và đạt công suất lớn hơn".

 

                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục