Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường...

 

Nước dằn tàu là nước hồ, sông, nước biển được bơm vào trong tàu nhằm điều chỉnh giữ cho tàu ổn định khi di chuyển. Nước này thường chiếm từ 30-40% trọng tải của tàu. Khi tàu lấy hàng sẽ xả nước dằn ra, cùng theo đó là hàng nghìn sinh vật ngoại lai, chủ yếu là phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật không xương sống. 

 

Trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn thì có tới 64% có sinh vật ngoại lai được các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM phát hiện.

TS. Trần Triết, ĐH KHTN TP.HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu”, cho biết, sau khi nghiệm thu ở Sở KHCN TP.HCM vào giữa tháng 4, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển cho cảng vụ hàng hải TP.HCM tham khảo để có hướng phát triển ứng dụng thực tế.

 

s

64% trong 200 mẫu nước sông Sài Gòn mà các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN TP.HCM thu nhận có sinh vật ngoại lai. Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: Thái Phương

Theo TS. Trần Triết, đây là đề tài đầu tiên ở VN nghiên cứu về mối nguy hại của sinh vật ngoại lai cũng như phương hướng xử lí. Sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu có thể gây độc cho con người bằng nhiều cách, làm phá vỡ hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường... Mặc dù có nhiều nguy hại nhưng đến nay vấn đề kiểm soát vẫn thả lỏng.

Được biết, ở Mỹ và nhiều nước khác, việc kiểm soát sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu rất chặt chẽ. Theo đó, tàu biển trước khi cập cảng một quốc gia nào đó bắt buộc phải xả nước dằn tàu ra biển trước và thay nước. Mục đích để sinh vật ngoại lai trong nước dằn tàu sẽ bị triệt tiêu do thay đổi điều kiện sống giữa nước ngọt và nước mặn. Quy định này không hề được quan tâm ở VN.

Ngoài quy định trên, tàu cập cảng cần phải được kiểm tra nước dằn tàu khi vào cảng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TS. Trần Triết, chỉ rất ít tàu cập các cảng TP.HCM được kiểm tra và nếu có thì cũng vì mục đích kiểm dịch chứ không vì ngăn chặn sinh vật ngoại lai.

 

                                                                    Theo Vietnamnet

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục