Lenovo đang nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua giữa các hãng công nghệ nhằm mua lại hãng sản xuất điện thoại Mỹ Palm sau khi các khách hàng châu Á tiềm năng khác đã tỏ rõ ý định dứt khoát rời bỏ thương vụ này.

 


Palm đang rao bán mình để tìm cơ hội hồi phục.
 
Ngày 23/4, cổ phiếu của Lenovo đã tăng tới 5,9%, mức cao nhất trong vòng 23 tháng qua nhờ vào những kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực và sự suy đoán rằng hãng có thể thâu tóm thành công Palm, một công ty từng được xem là nhà tiên phong trong lĩnh vực điện thoại thông minh.

 

“Một ứng cử viên thích hợp nhất sẽ là một công ty Trung Quốc đại lục”, Lu Chialin, một nhà phân tích tại Công ty chứng khoán Macquarie ở Đài Bắc nói “Họ đã có rất nhiều tiền mặt và không có sự hiện diện thương hiệu tại Mỹ vì thế họ sẽ mang tất cả những gì họ có vào thương vụ này”.

 

Các nguồn tin từ ngân hàng đầu tư cho biết họ có nghe tin Lenono đang xem xét một giá thầu có thể cho Palm nhưng không có thêm bất cứ chi tiết nào khác.

 

HTC, nhà sản xuất smartphone đứng thứ 5 thế giới và một công ty khác đã tính đến chuyện tham gia cuộc chạy đua mua lại Palm nhưng đã từ bỏ ý định này sau khi xem xét sổ sách kế toán của Palm, một nguồn tin thân cận với thương vụ tiết lộ.

 

Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông không dây đứng thứ hai thế giới cũng đã từ chối tham gia đấu thầu, một nguồn tin ở công ty này tiết lộ hồi đầu tháng. ZTE, một đối thủ nhỏ hơn từng tuyên bố sẽ tham gia thương vụ này đã rút khỏi đường đua.

 

Các đại diện của HTC và Lenovo đều từ chối đưa ra lời bình luận. Lãnh đạo của Palm cũng giữ thái độ im lặng trước những thông tin này.

 

Đầu tuần này, Yang Yuanqing, giám đốc điều hành của Lenovo đã từ chối trả lời những câu hỏi liên quan đến việc mua lại Palm của công ty.

 

Lenovo - Ứng viên sáng giá nhất trong cuộc đua “thâu tóm” Palm

 

Các nhà quan sát cho rằng Palm sẽ rất phù hợp với chiến lược hiện hành của “đại gia” Lenovo. Hãng sản xuất máy tính lớn nhất Trung Quốc này đang tập trung vào sự tăng trưởng thông qua các vụ thâu tóm và sáp nhập trong lĩnh vực không dây.

 

Trên website của mình, Lenovo cho biết vào thời điểm cuối năm 2009, lượng dự trữ tiền mặt của hãng đã lên tới trên 2,4 tỷ USD. Trước đây, Lenovo cũng tiết lộ hãng vẫn mở cửa cho các cơ hội sáp nhập.

 

Dựa vào những thương vụ gần đây trong lĩnh vực công nghệ, Palm sẽ có cái giá khoảng 1,3 tỷ USD.

 

Một nguồn tin từ ngân hàng đầu tư cho biết trước đây, các cố vấn của Palm đã theo đuổi cái giá 1,2 tỷ USD cho công ty này, một mức giá được xem là quá “béo bở” cho nhiều khách hàng có ý muốn thâu tóm Palm.

 

Một nguồn tin khác thì nói rằng ông không chắc về việc Lenovo sốt sắng muốn mua lại Palm.

 

Palm đã rất nỗ lực để thu hút người tiêu dùng, vốn đang đổ xô đi mua chiếc iPhone đình đám của Apple và Blackberry của RIM, chú ý hơn đến những chiếc smartphone của hãng là Pre và Pixi. Trong quý tài chính kết thúc vào ngày 26/2, Palm đã bán ra được khoảng 408.000 sản phẩm này, thấp hơn con số 600.000 chiếc điện thoại mà nhiều nhà phân tích kỳ vọng.

 

Năm 2008, Lenovo đã bán công ty công nghệ viễn thông di động Lenovo để tập trung vào phát triển các sản phẩm máy tính cá nhân. Nhưng năm ngoái, Lenovo lại quyết định chi ra 200 triệu USD để mua lại bộ phận này nhằm tạo bước đệm để nhảy vào thị trường các thiết bị cầm tay và trở thành “bá chủ” trên thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực điện thoại di động.

 

Kể từ đó, Lenovo đã cho ra mắt một mẫu smartphone ở Trung Quốc nhưng vẫn không đặt chân được vào thị trường Mỹ, vốn đang giữ vị trí là thị trường smartphone lớn nhất thế giới về con số người sử dụng.

 

Hãng nghiên cứu thị trường Gartner dự đoán sự tăng trưởng trong lĩnh vực điện thoại thông minh sẽ tiến nhanh hơn lĩnh vực máy tính cá nhân trong năm 2010, kèm theo đó, hàng loạt các tân binh sẽ nhảy vào “đường đua” từng do Nokia và RIM thống trị này.

 

Việc “thâu tóm” Palm nếu đúng thực diễn ra và thành công cũng sẽ phù hợp với lịch sử “bành trướng” vào các thị trường cạnh tranh phương Tây của Lenovo. Đó là lịch sử mua các lại các hãng tiên phong trong một dòng sản phẩm nào đó khi họ đã lâm vào tình cảnh khốn đốn.

 

Thương vụ thâu tóm đình đám nhất mà Lenovo từng tiến hành có thể kể đến việc mua lại công ty máy tính của IBM vào năm 2005. Lenovo cũng đã nỗ lực mua lại Packard Bell vào cuối năm 2007 nhưng đã bị cản trở bởi một đối thủ lớn hơn, hãng Acer của Đài Loan.

 

Chiến lược này của Lenovo đã vấp phải sự chỉ trích.

 

“Việc mua lại Palm ngay lúc này không phải là một ý tưởng tốt cho Lenovo”, Vincent Chen, một nhà phân tích tại công ty chứng khoán Yuanta khẳng định. “Nếu Lenovo tiến hành thương vụ này, hãng sẽ phải chuẩn bị tinh thần để gánh lấy một số những thiệt hại của Palm và có thể phải chứng kiến ít nhất vài quý tài chính thua lỗ từ Palm”.

 

 

                                                                      Theo DanTri

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục