Nhóm các nhà dược lí học và hóa học từ Mỹ, Tây Ban Nha và Anh đã tìm được hơn 13.500 chất có khả năng kiềm chế sự phát triển kí sinh trùng sốt rét vốn thích ứng rất nhanh với các loại thuốc.

 

Phát hiện trên có thể gây được bước đột phá trong cuộc chiến chống lại các loại kí sinh trùng sốt rét cũng như trong cuộc chạy đua nhằm giảm số người tử vong bởi căn bệnh hàng năm cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 người này.

Theo tạp chí Nature (Tự nhiên), trong quá trình tìm kiếm các loại thuốc có khả năng chống bệnh sốt rét, các nhà khoa học thuộc Trung tâm y học của Công ty GlaxoSmithKline đã phân tích 1,98 triệu hợp chất hóa học có trong thư viện của công ty này để tìm ra các chất có khả năng kiềm chế sự phát triển của chủng kí sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất - Plasmodium falciparum, trong giai đoạn phát triển bên trong hồng cầu, là giai đoạn biểu hiện tất cả các dấu hiệu mắc bệnh.

Các nhà khoa học cho biết trong số các chất được nghiên cứu, khả năng hạn chế sự phát triển của kí sinh trùng sốt rét được khẳng định ít nhất là 80% với mật độ 2 micromol đối với 13.533 chất. Ngoài ra, hơn 8.000 chất cũng được phát hiện có tác dụng chống lại các chủng kí sinh trùng kháng nhiều loại thuốc.

Các nhà khoa học đã công bố danh sách các chất nói trên, trong đó có tới 82% trước đó là độc quyền (được bảo hộ bởi tác quyền) và không được giới nghiên cứu biết đến rộng rãi. Việc công bố các chất này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tìm kiếm các loại thuốc mới chống sốt rét.

Các tác giả cho biết việc phân tích các dữ liệu cũng giúp họ phát hiện được một loạt cơ chế mới chống lại sự lây nhiễm bệnh sốt rét.

Theo các nhà khoa học, năm 2009, trên thế giới ghi nhận 243 triệu ca sốt rét với 863.000 trường hợp tử vong.

Tác nhân gây bệnh sốt rét là một loại kí sinh trùng bên trong tế bào, sống kí sinh trong hồng cầu và có khả năng biến thể nhanh chóng tạo nên các chủng kí sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

Các loại thuốc được bào chế những năm 1940 hiện đã hầu như mất tác dụng. Một số loại thuốc gần đây được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng chống sốt rét cũng không hiệu quả do xuất hiện các chủng kí sinh trùng sốt rét mới kháng thuốc.

Từ năm 1996 đến nay chưa có một loại thuốc chống sốt rét mới nào được đưa vào sử dụng./.

                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục