Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm về môi trường cho từng người dân, biến bảo vệ môi trường thành một việc làm rộng rãi, thiết thực và có hiệu quả, một số địa phương đã làm thí điểm, đưa quản lý môi trường thành một thành phần của hương ước của làng xã.

 

Hương ước là luật lệ của địa phương nhằm duy trì truyền thống, đạo đức, trật tự xã hội và văn hóa làng xã. Ảnh: vhttdlvinhphuc.vn.
Hương ước là luật lệ của địa phương nhằm duy trì truyền thống, đạo đức, trật tự xã hội và văn hóa làng xã. Ảnh: vhttdlvinhphuc.vn.

Thời phong kiến, các đơn vị dân cư là làng xã thường có hương ước riêng của mình. Tục gọi là lệ làng, một thứ luật lệ của làng xã do chính người dân tự bàn bạc, đồng thuận lập ra, được ghi thành văn bản để mọi người tuân theo. Đó là tập hợp các quy định về phong tục tập quán, cách sống của cá nhân, tập thể nhỏ (gia đình) đến tập thể lớn hơn (dòng họ) trong cộng đồng mà ai thực hiện tốt được khen thưởng, ai vi phạm sẽ bị phạt tùy thuộc vào mức độ “phạm tội” với làng xã. Lệ làng gần như một thứ luật địa phương để duy trì truyền thống, đạo đức, trật tự xã hội, văn hóa làng xã.

Trên cơ sở đó, các đơn vị dân cư tự quản mọi việc trong cộng đồng mình. Do tự mình đề xuất, nên ai cũng cố gắng tuân theo và giám sát nhau thực hiện. Tuy không mâu thuẫn với luật nhà nước mà chỉ nhấn mạnh những cái riêng, cái đặc thù của mình, nhưng nhiều khi nó còn có tác dụng hơn cả luật nhà nước, từ đó mới có câu tục ngữ “phép vua thua lệ làng”.

Ngày nay, căn cứ vào sự phát triển của xã hội và nguyên tắc “sống theo luật pháp”, nhiều làng xã cũng lập ra các lệ làng mới, hương ước mới cho phù hợp với thời đại mới. Từ 1989, hiện tượng tái lập hương ước xuất hiện và ngày càng có chiều hướng rõ nét.

Tại Hội nghị lần V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) họp tháng 6.1993, Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn xã. Trên cơ sở đó, rất nhiều địa phương đã tiến hành tổ chức hướng dẫn các làng xã xây dựng, ban hành quy ước mới và xây dựng làng văn hoá.

Gắn bảo vệ môi trường vào hương ước

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng phổ biến mà hầu như chẳng địa phương nào không gặp phải, đe doạ cuộc sống của mỗi người. Từ nguồn nước ăn và nước sinh hoạt bị ô nhiễm do phân bón và thuốc trừ sâu tích tụ đã bao nhiêu năm, từ nguồn thực phẩm hàng ngày chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật cao quá mức quy định đến cách sống mất vệ sinh đã bao đời, bệnh dịch của gia súc gia cầm thường xuyên xảy ra, đống rác thải của làng ngày càng chất cao, ruồi nhặng, chuột bọ lấy làm nơi sinh sống, bốc mùi hôi thối… Dường như nhìn vào đâu cũng… có vấn đề.

Mô tả ảnh.
Để lôi cuốn mọi người, cùng tham gia giải quyết những vấn đề môi trường chung của làng xã, không gì bằng hương ước theo truyền thống địa phương. Ảnh: vanhoattdlbacninh.gov.vn.

Trước hết, tình hình đó là do sự quan tâm và ý thức trách nhiệm trước những công việc chung của mỗi người, mỗi gia đình còn kém, hiểu biết về tác động trực tiếp và sâu rộng của ô nhiễm môi trường trước mắt và lâu dài còn chưa đầy đủ.

Để lôi cuốn mọi người, cùng tham gia giải quyết những vấn đề môi trường chung của làng xã, không gì bằng hương ước theo truyền thống địa phương. Nhận thức được điều này, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp cùng Thuỵ Điển hướng dẫn nội dung cho một số địa phương (tại Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai) xây dựng các hương ước môi trường như các thí điểm ban đầu để nhân rộng trong một chương trình chung mang tên SEMLA (Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường).

Hương ước môi trường có đặc thù gì ?

Cũng giống như các hương ước khác, hương ước bảo vệ môi trường (gọi tắt là hương ước môi trường) do chính người dân là “tác giả”, đồng thời là người thực hiện và giám sát nhau thực hiện. Trước hết, họ phát hiện và xác định các vấn đề môi trường tại địa phương mình (có sự đóng góp của các cán bộ chuyên môn), đưa ra phương hướng giải quyết và văn bản hóa các yêu cầu đối với mỗi người dân của cộng đồng trong công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Những người soạn thảo hương ước tại địa phương là người hiểu hơn ai hết vấn đề của chính quê hương mình, điều kiện xã hội cụ thể của làng xã cũng như khả năng thực hiện, một bản hương ước được xây dựng nên có tính hiện thực rất cao, rất sát với địa phương, phù hợp với các đặc thù về cơ sở vật chất, nếp sống văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình.

Trước khi trở thành một văn bản chính thức, bản dự thảo sẽ được gửi đến từng gia đình góp ý rồi cũng nhau tổng hợp lại, bàn bạc, chỉnh sửa và thông qua. Bản hương ước đã được đồng thuận có sự cam kết bằng chữ ký của các thành viên của cộng đồng (đơn vị thường là gia đình) và các tổ chức xã hội (chi bộ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão, hội cựu chiến binh, các trường học ở địa phương) có giá trị như các “lệ làng” thời hiện đại.

Để có sự ràng buộc về mặt pháp lý, các bản hương ước có sự xác nhận của Chính quyền địa phương (UBND xã, huyện…). Hương ước chỉ bổ sung hoặc thay đổi trong trường hợp pháp luật Việt Nam có thay đổi, bổ sung hoặc chính địa phương cần có những thay đổi bổ sung cho phù hợp với cách sống, phong tục của mình.

Mô tả ảnh.
Nếu được thực hiện một cách đầy đủ, hương ước môi trường sẽ có tác dụng to lớn, giải quyết được nhiều vấn đề của làng xã. Ảnh: quehuongonline.com.

Giám sát việc thực hiện hương ước

Việc giám sát thực hiện hương ước môi trường là một bộ phận trong việc thực hiện những hương ước khác cuả làng xã. Một ban kiểm soát được thành lập. Ban này có trách nhiệm kiểm tra xem kết quả sau khi hương ước được đưa vào sử dụng như thế nào. Họ cũng có trách nhiệm ghi nhận khiếu nại và xử phạt những cá nhân, gia đình vi phạm hương ước, rồi viết thành báo cáo gửi cho UBND xã. Số tiền xử lý vi phạm có thể chi cho quỹ Môi trường sau khi được bàn bạc tập thể.

Thực hiện đầy đủ một hương ước môi trường sẽ có tác dụng to lớn, giải quyết được nhiều vấn đề trong một tập thể nhỏ là làng xã, nhưng trước hết nó nâng cao được ý thức và trách nhiệm cho mọi người, làm mọi người quan tâm đến việc giữ gìn môi trường mình đang sống, bảo đảm sự phát triển bền vững, lâu dài. Cao hơn nữa, nó giúp mọi người quan tâm đến những công việc chung trong cộng đồng, lọai trừ dần một tiêu cực cố hữu ở nông thôn “miễn là được việc mình”.

Nếu như mỗi làng xã có một bản hương ước riêng, chắc chắn môi trường ở nước ta được cải thiện rất nhiều.

 

                                                                    Theo VietNamnet

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục