BCĐ phòng chống lũ bão huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình sạt lở tại Sông Bùi ở xã Tân Vinh.
(HBĐT) - Tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Lương Sơn, mưa lớn, lốc xuất hiện sớm từ đầu vụ. Cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc tại các xã phía Nam của huyện là Hợp Thanh, Hợp Châu, Tân Thành, Long Sơn và Trung Sơn. Tuy nhiên, 2 xã Hợp Thanh và Trung Sơn bị thiệt hại nặng nhất.
Ông Bùi Viết Bương, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn cho biết: Rất may không có thiệt hại về người. Gió lốc đã làm đổ 4 ha ngô của xóm Chũng, Mái, Tân Sơn. Riêng tại xóm Mái diện tích ngô bị gãy hoàn toàn phải tận thu non. Các xóm Chũm, Lộc Môn gãy 10.000 ha cây keo đã trồng được 4 năm; các xóm Chũm, Mái, Lộc Mông đổ gãy 120 ha cây ăn quả. Gió lốc cũng đã làm tốc mái 7 nhà dân và 1 hội trường của xóm Mái. Cũng trong đợt mưa lốc này, xã Hợp Thanh đã có 20 nhà dân bị tốc mái và 44,5 ha ngô bị gãy không còn khả năng thu hoạch. Ngay sau khi mưa lốc xảy ra, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân huy động lực lượng tại chỗ và đã khắc phục cơ bản nhà cửa bảo đảm ổn định cuộc sống cho các hộ dân bị thiệt hại.
Năm nay, huyện chủ động triển khai công tác PCLB sớm hơn thường lệ. Huyện đã tổ chức kiện toàn BCH PCLB từ huyện xuống cơ sở. Hiện, tất cả các văn bản chỉ đạo đã được triển khai xuống cơ sở. Công tác PCLB được tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại còn bất cập của các năm trước, đề cao trách nhiệm và tính chủ động của chính quyền cơ sở trong việc chuẩn bị PCLB, giảm nhẹ thiên tai; đẩy nhanh tiến độ thi công tác công trình trọng điểm trước mưa lũ; tập trung giải quyết tình trạng san lấp, lấn chiếm ảnh hưởng đến sự thoát nước tại các sông suối. Huyện đã tổ chức rà soát, kiểm tra các công trình giao thông thủy lợi, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao, xây dựng kế hoạch chi tiết di dời nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ mất an toàn. Các công trình thủy lợi lớn như: hồ Suối Ong (xã Tiến Sơn), đập Đồng Chanh ( Nhuận Trạch), Hồ Y Linh I, II... đã được gia cố, sửa chữa. Điểm mới trong công tác PCLB năm nay của Lương Sơn là có thêm 7 xã (vùng rốn lũ) của huyện Kim Bôi sát nhập về. Huyện Lương Sơn đã tổ chức tập huấn công tác quản lý đê điều, xây dựng quy chế quản lý, huy động nhân dân tu sủa đê Thanh Lương. Các loại vật tư, vật liệu liệu cũng đang được huy động đến các điểm tập kết để có thể xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra. Cùng với việc ưu tiên dành ngân sách cho công tác PCLB, huyện Lương Sơn đang huy động, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, đóng góp vật tư, phương tiện và tài chính cho công tác PCLB, tìm kiếm cứu nạn. Đối với sản xuất nông nghiệp, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương thu hoạch lúa và hoa màu thực hiện phương châm “xanh nhà, hơn già đồng”, bảo vệ thành quả sản xuất của nông dân.
Lê Chung
Triển khai các dịch vụ thanh toán bằng thẻ đã không còn là chuyện "buôn bán, chờ thời cơ" nữa, mà "các Ngân hàng cần phải làm thật, đầu tư thật, làm quyết liệt," nếu không muốn thị trường VN trở nên lạc hậu và cũ kỹ.
Sau hơn một năm nghiên cứu, Công ty Cổ phần Công nghệ Viettel (Viettel Technologies), thuộc (Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chế tạo thành công máy điện thoại cố định không dây homephone với tên gọi HP 6800.
Trước thềm sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh - World Cup 2010 tại Nam Phi, nhiều mạng truyền hình trả tiền (THTT) đang ra sức khuyến mãi giành thị phần. Tuy nhiên, bên cạnh của "cho" thông qua khuyến mãi, khách hàng vẫn bị "rút ruột" chương trình.
(HBĐT) - Cách đây hơn 20 năm, vào những năm 1989-1990, trên 80 hộ dân ở xóm 5 xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình đã tự góp công sức, tiền của xây dựng những bai ngăn nước và lắp đặt đường ống ở hai nguồn suối Trên và suối Dưới để có nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu là nhà khoa học nữ uy tín, từng là đại biểu Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khoá X. Đam mê nghiên cứu khoa học, yêu thích Enzim học nên ngay từ khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp (1959), người con gái đất Quảng Nam ấy đã “kết duyên” nghiên cứu Enzim học, đặc biệt là Proteinaz và gắn bó đến tận bây giờ.
Chỉ trong tháng 5, Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành ghép gan, thận cho 7 bệnh nhân từ nguồn tạng người cho chết não. Thế nào là chết não? Trong trường hợp nào được phép lấy tạng từ người chết não? Khung pháp luật đối với việc lấy tạng từ người chết não cũng như việc thực hiện pháp lý khi tiến hành ghép tạng từ người chết não ra sao? Kỹ thuật ghép tạng của y học nước ta đang ở mức nào?