Cứ vào mùa khô, nhiều hộ dân phường Thái Bình lại rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Cứ vào mùa khô, nhiều hộ dân phường Thái Bình lại rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

(HBĐT) - Từ đầu mùa khô đến nay, nguồn nước từ các giếng đào, hệ thống nước tự chảy đã không còn đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhiều hộ dân phường Thái Bình thuộc thành phố Hòa Bình. Tuy mùa mưa đã bắt đầu, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn đang bị đảo lộn vì tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

 

Ông Nguyễn Xuân Vân, Tổ trưởng tổ 9 cho biết: Tổ có 75 hộ dân, những tháng gần đây, do thiếu nước sinh hoạt nên hầu hết các hộ đều phải sử dụng một cách hết sức dè sẻn. Những năm trước, để có nguồn nước sinh hoạt, gia đình ông và gia đình bà Phùng Thị Là đã chung tiền đào giếng. Ban đầu, giếng chỉ cần đào sâu 4m cũng đã đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cả 2 hộ gia đình. Vài năm gần đây, giếng liên tục phải đào sâu thêm để tìm mạch nước. Do đó, thay vì dùng nước thoải mái như trước đây thì mọi người đều tự ý thức là phải tiết kiệm.

 

Còn đối với các hộ ở tổ 17, nước sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự chảy của Dự án nước sạch nông thôn. Thuy nhiên, những đường dẫn nước ở đây đang trong tình trạng khô nứt. Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng tổ 17: “Bắt đầu vào mùa khô đã không có nước chảy qua đó rồi. Hàng ngày, chúng tôi đã phải tranh thủ dậy sớm đi hàng cây số để gánh nước về dùng”. Lấy được gánh nước về nhà không hề đơn giản, cũng chính vì vậy mà mọi người càng dè dặt trong sử dụng. Kinh tế gia đình ông Thịnh chủ yếu dựa vào chăn nuôi, ngoài nhu cầu nước sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, nhà ông còn phải đảm bảo nước uống cho gia súc. Ông cho biết thêm: Trước đây, một chậu nước rửa rau xong cũng có thể hắt đổ đi, nhưng bây giờ thì khác, nước rửa rau, vo gạo… phải đổ dồn vào một thùng để cho trâu, bò uống.

 

Là một trong 5 hộ dân sống ở vị trí cao nhất của tổ 17, gia đình ông Nguyễn Văn Lưu lại vất vả hơn khi phải đi gánh nước về nhà:  “Chưa năm nào ở đây lại thiếu nước nghiêm trọng và kéo dài như năm nay. Đến nước rửa mặt cũng hạn chế, tắm rửa,  giặt giũ quâng áo thì lại mang ra suối. Những ngày này, nước còn quý hơn vàng”.

 

Hàng ngày, những hộ dân của tổ 17 phải đi 3 – 4 lần lên suối để gánh nước về. Thấy vất vả, mọi người trong tổ đã họp bàn và thống nhất đóng 50.000 đồng/hộ mua đường ống dẫn nước về. Hiện tại, tổ 17 đã tự bắt được 3 đường dẫn nước, tạm thời đảm bảo được nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, những hộ trên cao nước không lên được nên vẫn phải khắc phục bằng cách dùng chung với những hộ ở dưới. Theo ông Thịnh: “Mạch nước ngầm này bé, không còn nhiều nên sắp tới chúng tôi sẽ phải đi tìm mạch nước mới thay thế chứ cứ bị động chờ nước tự chảy của Dự án thì không biết thế nào. Chúng tôi cũng mong muốn được dùng nước của Công ty cấp thoát nước một thành viên nên đã gửi đơn đề nghị lên phường”. Đây còn là nguyện vọng của đa số các hộ dân hiện đang sinh sống hai bên trục đường Tây Tiến.

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đinh Văn Xứng, Chủ tịch UBND phường Thái Bình cho biết: Phường đã nhận được nhiều đơn đề nghị từ các tổ dân phố về mong muốn được sử dụng nguồn nước máy của Công ty cấp thoát nước một thành viên Hoà Bình. Phường cũng đã tiến hành trao đổi với Công ty, nhưng do dân cư sinh sống không tập trung nên để đầu tư đường ống dẫn nước phải cần một nguồn kinh phí đủ lớn thì mới có thể đáp ứng được mong mỏi của các hộ dân trên địa bàn.

 

Trong khi chờ đợi một giải pháp khả thi từ các cơ quan hữu quan thì hàng trăm hộ dân phường Thái Bình sẽ lại tiếp tục khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt.

 

                                                                                Hồng Nhung

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục