Cán bộ Viện Di truyền chăm sóc, nghiên cứu giống lúa được tìm thấy tại khu Thành Dền.
"Việc xác định niên đại sẽ chủ yếu dựa vào những cây lúa đang trồng khi cho thu hoạch và niên đại AMS của 3 vỏ trấu vừa được gửi sang Nhật Bản giám định.
Chúng tôi chỉ đưa ra kết luận về loại hình và tuổi của những hạt thóc nảy mầm này khi có kết quả giám định xác định niên đại", phó giáo sư-tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung trao đổi với phóng viên sáng 18/6.
Bức thư của vị giáo sư Nhật
Trên blog cá nhân của mình, phó giáo sư-tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Dung đăng nguyên văn bức thư của giáo sư Nakamura - người nhận giúp xác định niên đại những hạt thóc nảy mầm kèm bản dịch.
Bức thư có đoạn: "Rất cám ơn vì đã gửi ảnh và thông tin chi tiết về những hạt thóc khai quật được ở địa điểm Thành Dền. Với tư cách là người nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa ở châu Á, tôi ngạc nhiên và thích thú khi nghe những tin tức này."
"Mặc dù vậy, cần phải nói thật rằng, tôi cảm thấy không thể loại trừ hoàn toàn khả năng nhầm lẫn. Chúng tôi đã gặp trường hợp tương tự tại một địa điểm sơ kỳ kim khí ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Niên đại AMS của những hạt thóc cho thấy rõ ràng chúng thuộc thời hiện đại," ông Nakamura viết tiếp.
Phương án được vị giáo sư khảo cổ học Nhật Bản này đưa ra là: "Để không phải băn khoăn nhiều về khả năng nhiễm lẫn, tôi cho rằng chị phải xác định tuổi của những hạt thóc này, và sau đó nếu kết quả chấp nhận được thì sẽ tiến hành bước tiếp theo, phân tích di truyền và hình thái học của những hạt thóc đó."
"Vấn đề về những hạt thóc nằm trong tầng văn hóa khảo cổ nảy mầm, đoàn khai quật và những nhà khoa học tham dự buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Thành Dền (16/6) đều nhất trí sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu liên ngành," phó giáo sư-tiến sĩ Dung khẳng định.
Nghiên cứu liên ngành ở đây gồm nghiên cứu các cây lúa đã nảy mầm qua các đặc điểm và quá trình sinh trưởng; nghiên cứu so sánh vỏ trấu hạt thóc với hình các hạt thóc đã in trên các mảnh gốm Đồng Đậu thu thập được tại hiện trường; nghiên cứu niên đại thông qua các mảnh trấu được gửi sang Nhật Bản để tính tuổi.
"Việc xác định niên đại sẽ chủ yếu dựa vào những cây lúa đang trồng khi cho thu hoạch và niên đại AMS của 3 vỏ trấu vừa được gửi sang Nhật Bản giám định. Mọi kết luận đưa ra đều phải dựa trên chứng cứ từ phân tích khoa học (sinh học, khảo cổ, nông học, thổ nhưỡng, môi trường...).
Do vậy, chỉ khi nào có kết quả xác định niên đại mới có thể định được tuổi và loại hình của những hạt thóc nảy mầm này,” phó giáo sư-tiến sĩ Dung nói rành rẽ, cụ thể.
Sẽ có hội thảo về hạt thóc nảy mầm?
Trả lời câu hỏi về việc cuối tháng 6, một tờ báo dự kiến sẽ đứng ra tổ chức hội thảo về việc hạt thóc 3.000 năm nảy mầm, bà Dung cho biết bà chưa nhận được bất cứ lời mời nào của ban tổ chức hội thảo nói trên.
Mặc dù vậy, một đồng nghiệp của bà cũng đã gửi mail thông báo về nội dung dự kiến của hội thảo. Đó là các vấn đề như có hay không hạt thóc 3.000 năm nảy mầm, có cần mất thời gian và tiền để giám định không, có nên bảo tồn nó không, cơ quan nào có thẩm quyền và chức năng bảo tồn…
Về những nội dung này, bà Dung cho biết: "Trên thực tế, tất cả những dấu tích liên quan đến nông nghiệp như lúa, gạo... tìm được trong cả 3 hố khai quật đều được xử lý như những di vật khảo cổ (chụp ảnh, đo vẽ, phân loại, thống kê...) và bảo quản trong những điều kiện thích hợp và sau khi nghiên cứu, bảo quản sẽ chuyển cho Bảo tàng Hà Nội để trưng bày, theo đúng những quy định trong giấy phép khai quật khảo cổ và theo các điều khoản của Luật Di sản."
Thêm vào đó, tới nay, những hạt thóc nảy mầm đang được trồng và chăm sóc cẩn thận ở Viện Di truyền, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Đoàn khai quật không phải trả bất cứ một khoản kinh phí nào. 3 mẫu gửi giám định ở Nhật Bản cũng hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp giám định thêm thì tiền trả cho mỗi mẫu khoảng 600 USD.
"Thông tin về số tiền 2,7 tỷ đồng để xác định niên đại của thóc khảo cổ theo tôi là không có cơ sở và xin được nhắc lại một lần nữa, cho đến nay, công việc nghiên cứu các loại di vật tìm được trong hố khai quật bất kể là hiện vật đồng, đá, gốm, lúa, gạo... mới được bắt đầu và nằm trong khuôn khổ kinh phí đã được dự toán của cuộc khai quật," bà Dung khẳng định./.
Theo TTXVN
Chiều ngày, 17-6, Công ty sản xuất thẻ thông minh MKSmart vừa công bố trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được Hiệp hội viễn thông thế giới GSMA trao chứng nhận đạt chuẩn an ninh áp dụng cho những nhà sản xuất thẻ thông minh (S.A.S).
Sau khi tổng hợp và phân tích dữ liệu và hình ảnh do các thiết bị thăm dò thu thập được, đồng thời thông qua thí nghiệm phục hồi mô phỏng trạng thái động trên máy tính đối với hoạt động của sao Hỏa trước kia, các nhà khoa học cho rằng, 3,5 tỷ năm trước nhiều khả năng 1/3 bể mặt của sao Hỏa bị bao phủ bởi biển cả.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cách đây hàng triệu năm thời tiết ở Turkana Basin (Kenya) nơi được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay. Đây có thể là nguyên nhân khiến loài người bắt đầu đi thẳng.
Quét file trước khi sử dụng là cách đơn giản nhưng an toàn để đảm bảo máy tính không bị lây nhiễm virus và các phần mềm gây hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng hơn.
(HBĐT) - Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư trên 26 tỷ đồng được lắp đặt các thiết bị hiện đại, đồng bộ, bước đầu đưa vào hoạt động đã góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư và đảm bảo môi trường bền vững cho huyện Lương Sơn. Đây là nhà máy xử lý nước thải công nghiệp đầu tiên của tỉnh ta. Việc nhà máy xử lý nước thải đi vào vận hành tạo tiền đề cho các khu công nghiệp khác trên địa bàn đã và đang tiếp tục được xây dựng coi trọng việc bảo vệ môi trường.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng nước bên dưới bề mặt "chị Hằng" lớn hơn ít nhất 100 lần so với tính toán trước kia của giới khoa học.