Sau khi nóng trên diễn đàn Quốc Hội ở kỳ họp tháng 5.2010 vừa qua, đến nay một lần nữa vấn đề tác động và tác hại, phương thức quản lý game online (GO) một lần nữa nóng trở lại.

Trên các diễn đàn, nhiều ông bố, bà mẹ viết ra những lời đau đớn, xót xa khi con mình “nghiện” GO, sống trong thế giới ảo. Rồi đã biết bao nhiêu vụ án do những “con nghiện” GO gây ra. Mới đây, báo Lao Động cùng đông đảo báo giới còn gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng nghiện GO mùa hè, đồng thời cũng nêu lên thực trạng hàng loạt phụ huynh phải đưa con em mình đi... nhập viện tâm thần để cai nghiện GO.

Đến đây, tâm sự của một bà mẹ nghe mà thắt tim: Tôi không biết GO có lợi ích gì, nhưng việc có hàng trăm, hàng nghìn đứa trẻ mất đi vẻ ngây thơ, trong trắng, quên học hành, quên gia đình, vùi đầu vào GO để sống cuộc sống ảo... thì đủ thấy tác hại của nó lớn đến mức nào.

Các cơ quan quản lý vẫn thường nói nhiều đến quản lý. Đã nhiều hội thảo, diễn đàn, đã có nhiều quy định, nghị định, văn bản được ban hành để phục vụ cho việc quản lý đó. Vậy nhưng tại sao hệ lụy của GO vẫn phát tác. Nếu có thể đặt lên bàn cân, rất dễ để thấy lợi ích của GO ở đây chính là lợi ích của DN - chứ không phải lợi ích của cộng đồng, càng chưa thấy nhiều lợi ích cho thế hệ thanh - thiếu niên, nhi đồng hiện nay. Còn nếu nói về tác hại thì lại càng dễ để thấy, cộng đồng đang phải gánh chịu tác hại của GO nặng đến mức nào.

Có thể thấy, chủ trương là không cấm GO. Nhưng đã chủ trương không cấm thì cần phải quản và quản cho chặt để ít nhất có thể lợi ích chưa nhiều, nhưng tác hại không thể là quá lớn. Điều này là yêu cầu không phải là quá to tát, bởi thực tế ngay cả những quốc gia có nền công nghiệp GO phát triển mạnh trên thế giới đã quản lý tốt, giảm thiểu tác hại, phát huy lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Với những phân tích này thì thấy: Rõ ràng, lợi ích của GO ít - tác hại của GO nhiều, văn bản quy phạm pháp luật cũng đã sẵn sàng. Điều chưa sẵn sàng chính là sự vào cuộc quyết liệt từ phía cơ quan chức năng và hiệu quả chưa rõ ràng từ phương thức quản lý hiện nay.

                                                                                                      Theo LĐ

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục