Nhiều gia đình ở xóm Ghên, xã Tiến Sơn vẫn giữ thói quên mất vệ sinh trong công tác chăn nuôi.

Nhiều gia đình ở xóm Ghên, xã Tiến Sơn vẫn giữ thói quên mất vệ sinh trong công tác chăn nuôi.

(HBĐT) - Ở Tiến Sơn, huyện Lương Sơn không có nhiều hộ dân thực hiện việc xây dựng nhà tiêu, làm chuồng trại, đào hố rác xử lý chất thải môi trường. Vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được người dân giải quyết hết sức chóng vánh, “nhanh gọn” theo cách... thải, xả thẳng ra mương!

 

Chỉ khi xảy ra ca mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm (dạng tả) đầu tiên ở xóm Ghên vào tháng 5/2009, bà con làng trên, xóm dưới mới “ngộ” ra rằng những thói quen mất vệ sinh chính là con đường lây truyền “mầm bệnh” nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Bà Bùi Thị Thiều, 66 tuổi ở xóm Ghên nhớ lại: Lúc bà đưa đứa cháu trai về bệnh viện đa khoa huyện để cấp cứu thì cháu đã mệt lả, trụy mạch, mất nước do đi tiêu lỏng liên hồi. Sau đó ít ngày, bản thân bà cũng gặp các biểu hiện triệu chứng tương tự. May nhờ phát hiện sớm và được cán bộ y tế xã cho uống thuốc, truyền dịch theo phác đồ điều trị kịp thời nên sức khoẻ của bà mau chóng bình phục. Nhiều người hoảng hồn khi biết rằng trong quá trình mang bệnh, người bệnh đã đi tiêu lỏng ra con mương ở gần nhà.

 

Trong lúc ngành Y tế và các cơ quan thực thi nhiệm vụ khống chế bệnh dịch thì cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể nơi đây cũng quyết liệt tham gia dập dịch, tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức phòng bệnh của người dân. Chưa bao giờ tại nơi đây, hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ đẩy mạnh và thu hút được sự quan tâm của nhiều người đến thế. Cùng thời gian, hệ thống loa đài các xóm liên tục phát đi thông tin về tình hình dịch, mức độ nguy hiểm và cách phòng chống để bà con hiểu rõ. Chị Bùi Thị Vượng, một người dân vùng dịch kể lại: Dịch xảy ra khiến không ít người hoang mang, lo sợ, đã hiểu được sự cần thiết giữ vệ sinh nơi ăn chốn ở, giữ vệ sinh môi trường. Nhiều người từ chỗ “khoái khẩu” đã kiêng dè các món tiết canh, thịt chó, mắm tôm..., vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng hơn trước.

 

Hơn 1 năm qua, vấn đề vệ sinh môi trường ở xã Tiến Sơn vẫn chưa có sự chuyển biến. Theo kết quả điều tra công trình vệ sinh môi trường thôn, xóm mới đây cho thấy, thực trạng không có hoặc công trình nhà tiêu, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh ở Tiến Sơn vẫn còn phổ biến. Xã có tổng số hơn 700 hộ thì có tới 468 hộ (63%) không có nhà tiêu, riêng xóm Ngành và xóm Ghên đã chiếm tới 316 hộ. 110 hộ khác có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh, hầu hết xả trực tiếp ra mương, suối. Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh còn quá khiêm tốn ở mức 22%. Có quá nửa số chuồng trại gia súc, gia cầm, nhà tắm không đảm bảo bảo quy cách và không hợp vệ sinh, đặc biệt là chẳng gia đình nào tính đến việc đào hố rác.

 

Cách đây vài năm, Dự án Giảm nghèo (WB) đã đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các xóm. Tuy nhiên, công trình không phát huy hiệu quả bởi chẳng mấy ai “thiết tha” đến đó. Với họ, việc giải quyết nhu cầu cá nhân tại mương, suối đã quá quen và tiện hơn nhiều. Anh Nguyễn Văn Hấu, Phó Trưởng trạm y tế xã Tiến Sơn cho rằng: Nếu đổ lỗi cho sự nghèo cũng chỉ đúng một phần, quan trọng nhất vẫn là làm sao nâng cao được ý thức, thay đổi thói quen của người dân. Từ việc ăn,, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh dẫn đến phát sinh dịch bệnh, không riêng dịch tả mà nhiều người dân còn mắc phải nhiều loại bệnh khác liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, giun sán, đặc biệt có 40% phụ nữ độ tuổi sinh sản bị viêm nhiễm phụ khoa... Trong tháng 6, trạm tiếp nhận cấp cứu 4 trường hợp bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn không rõ nguồn gốc, không được quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Y tế cơ sở cùng các ban, ngành, đoàn thể xã Tiến Sơn đang kiên trì tuyền truyền, vận động bà con các xóm thay đổi thói quen. Song trên thực tế, nếu thiếu “đòn bẩy” là các dự án hỗ trợ hộ dân triển khai xây, cải tạo các công trình vệ sinh cải thiện môi trường thì ý thức vệ sinh phòng bệnh và chuyển biến hành vi có lợi cho sức khoẻ của bà con nơi đây vẫn còn nan giải!

 

                                                                                Bùi Minh

                      

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục