Gia cố đê biển Thịnh Long (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chiều 16-7. Ảnh: THẾ DŨNG

Gia cố đê biển Thịnh Long (Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chiều 16-7. Ảnh: THẾ DŨNG

Khẩn cấp sơ tán dân tránh bão. Chiều hôm nay, tâm bão ở ngay địa phận từ Hải Phòng tới Nghệ An

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo đến trưa và chiều  17-7, vùng tâm bão số 1 (có tên là Côn Sơn) sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm còn cấp 11, 12, giật cấp 13, 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm có bán kính tới 250 km. Từ sáng 17-7, các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 11, 12, giật cấp 13, 14. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh,  Thanh Hóa cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 2-4 m. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa vừa đến mưa rất to.
 
Theo báo cáo của Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Biên phòng và các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, đến sáng 16-7, tổng số tàu thuyền đã thống kê là 52.052 tàu, với 239.218 ngư dân và 1.254 lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với 3.549 người. Tất cả tàu thuyền hoạt động trên biển đã liên lạc và được thông báo tình hình về bão.
 
Cũng trong ngày 16-7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp khẩn bàn biện pháp đối phó với bão số 1. 
 
Hà Nội: Lo ngập lớn  
 
Trước diễn biến phức tạp của bão số 1, UBND TP Hà Nội đã có công điện khẩn về các biện pháp chống ngập, tạm trữ lương thực. Theo đó, Công ty Thoát nước phải tăng nhân lực, thiết bị để thường xuyên khơi thông các điểm rãnh, mương, cống dễ bị tắc dòng chảy; chủ động hạ mực nước đệm tại các hồ trong mùa mưa; tổ chức ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi mưa ngập xảy ra. Ban quản lý dự án thoát nước bàn giao ngay các hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Hố Mẻ để xả nước. Bảo đảm đủ điện cho các trạm bơm hoạt động hết công suất phục vụ tiêu úng; các quận, huyện rà soát các điểm dân cư ở vùng trũng, điểm có nguy cơ sạt lở đất để có phương án sơ tán.
 
Quảng Ninh: Tuyến đầu đón bão số 1
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, ông Mai Tấn Phượng, cho hay đến chiều tối 16-7, điểm đầu tiên đón nhận bão số 1 đã có mưa, gió. Lực lượng biên phòng đã dùng tàu cao tốc kiểm tra dọc tuyến biển. Đến tối cùng ngày, đã có 100% ngư dân, tàu thuyền vào nơi an toàn. Huyện đã kiểm tra các nơi xung yếu, bố trí lực lượng (dân quân cơ động, công an xã) và bao cát, cọc tre để gia cố đê. Có mặt tại điểm “nóng” Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu tỉnh Quảng Ninh không được chủ quan vì cơn bão phức tạp và có diễn biến khó lường.
 
Hải Phòng: Lo đê Cát Hải
 
Theo ông Lê Văn Hiến,  Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Hải Phòng, lo nhất ở đây là tuyến đê biển ở huyện đảo Cát Hải. Với bão cấp 11, giật cấp 13 nếu đổ thẳng vào Hải Phòng thì các tuyến đê, kè của huyện này trong tình trạng rất nguy hiểm. Chính quyền huyện đã sơ tán hàng ngàn dân, trong đó ưu tiên người già, trẻ em. Chậm nhất đến trưa 17-7 phải hoàn tất việc sơ tán.
 
Nam Định: Lọt vào tâm bão
 
Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Nam Định Đỗ Văn Khánh cho biết Nam Định có 91 km đê biển, trong đó có 45 km trực diện với biển cơ bản đã được tu bổ vững chắc, chống được bão cấp 10.
 
Chiều tối 16-7, có mặt tại tuyến đê biển Hải Hậu, phóng viên Báo Người Lao Động chứng kiến lực lượng chức năng và người dân địa phương đang hối hả gia cố đoạn đê biển xung yếu và đang thi công dở dang dưới trời mưa và dông gió.
 
Thanh Hóa: Còn 600 tàu thuyền trên biển
 

Theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 16-7, vẫn còn 600 tàu thuyền và 4.000 ngư dân trên biển. Ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh, cho biết đã yêu cầu các địa phương, các đơn vị bộ đội biên phòng tuyến biển tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra khơi, không cho tàu thuyền đi khai thác xa bờ, phối hợp với ban quản lý các bến bãi, cảng cá hướng dẫn, sắp xếp cho tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Sáu  huyện ven biển của tỉnh đã chuẩn bị tốt các phương án di dời dân và đối phó với các tình huống xấu khi bão đổ bộ.

 

 

 

                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục