Lò gạch thủ công ở thông Liên Sơn, Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tạo việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương nhưng gây ô nhiễm môi trường

Lò gạch thủ công ở thông Liên Sơn, Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tạo việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương nhưng gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Sản xuất VLXD là một thế mạnh của tỉnh, trong đó sản xuất gạch nung thủ công đã góp phần giải quyết việc làm, bình ổn giá gạch trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nhược điểm là gây ô nhiễm môi trường và “ăn” đất nông nghiệp.

 

Để phát huy lợi thế trong lĩnh vực sản xuất VLXD, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng Quyết định 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu không nung (VLKN) đến năm 2020, UBND tỉnh đã có Thông báo số 1682/TB-VPUBND ngày 24/5/2010, trong đó yêu cầu chấm dứt việc sản xuất gạch thủ công trên địa bàn toàn tỉnh trước ngày 31/12/2010. Giao UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, xây dựng và thực hiện lộ trình tại địa phương mình theo thời hạn trên. Giao Sở XD đề xuất xây dựng quy hoạch đầu tư phát triển gạch ngói đất sét nung (chỉ khuyến khích gạch nung công nghệ tuynel sử dụng nguyên liệu đất đồi), gạch không nung, gạch siêu nhẹ. Theo đó, khoảng 4000 lao động trực tiếp đang đứng trước nguy cơ mất việc làm, các chủ lò đang ráo riết xin gia hạn nhưng nhiều địa phương đang tích cực thực hiện với phương châm kiên quyết.

 

“Chỉ khoảng 2 tuần nữa vào vụ sản xuất chính, lò gạch của ông Tống Văn Tín ở xóm 1, xã Sủ Ngòi (TPHB) lại đùng đùng nhả khói ra khu vực xung quanh. Gia đình có 195m2 ruộng cấy lúa cách lò khoảng 50m nhưng hầu như vụ nào cũng bị táp lá, chỉ vớt vát được tí hạt lép về cho gà ăn.” – chị Nguyễn Thị Chinh ở xóm 2, xã Sủ Ngòi tâm sự. Anh Nguyễn Văn Lưu ở cùng xóm góp lời: “Nhà tôi có 270m2 ruộng cấy cách lò khoảng 200m. Những hôm đi cỏ lúa, ngửi phải khói lò thấy tức ngực, khó thở. Đến lá lúa cũng bị xám hết thì không biết phổi mình thế nào!” Xã Sủ Ngòi hiện có 4 lò gạch thủ công đang hoạt động. Các chủ lò đã kí hợp đồng với HTX Trìu Ngòi cách đây gần 10 năm nhằm hạ thấp mặt bằng cấy lúa cho xã viên, trong đó đã 2 lần hết hạn phải làm hợp đồng lại. Ông Nguyễn Văn Thực, Chủ nhiệm HTX cho biết: Trong quá trình hoạt động, có thời điểm các lò xả khói gây ảnh hưởng đến một số diện tích lúa xung quanh và phải đền bù cho dân. Sau khi nhận được Thông báo của UBND tỉnh và TPHB về việc chấm dứt hợp đồng thuê, mượn đất sản xuất gạnh thủ công trước ngày 31/12/2010, HTX đã tổ chức cuộc họp mời các chủ lò đến để thông báo và yêu cầu khẩn trương tổ chức sản xuất, trả lại mặt bằng và thanh lý hợp đồng đúng thời hạn. Tuy nhiên, các chủ lò đều có đơn đề nghị gia hạn thêm từ 4 – 6 tháng để sản xuất nốt số diện tích còn lại. Ông Tín cho biết: Lò của ông sản xuất khoảng 1 vạn viên/ngày, tạo việc làm cho 40 lao động địa phương với 80.000 – 100.000 đồng/ngày công. Bản thân ông trước là công nhân sông Đà về chế độ 176, bây giờ nếu phải dỡ bỏ ngay lò thì gia đình không biết xoay sở ra sao, làm nghề gì, vốn thì không đủ để đầu tư theo công nghệ mới.

 

Đó cũng là tình cảnh chung của các lò gạch thủ công ở các địa phương. Huyện Kim Bôi hiện có 17 lò gạch thủ công, trong đó nhiều nhất là xã Kim Tiến 9 lò. Ông Quách Công Quy, Chủ tịch xã Kim Tiến cho biết: Xã cũng có những biện pháp chỉ đạo để giảm thiểu ảnh hưởng của khói lò đối với sản xuất và đời sống như không cho nung vào thời điểm lúa trỗ, yêu cầu làm cột ống khói cao. Tuy vẫn còn gây ô nhiễm nhưng các lò gạch đã tạo việc làm cho trên 300 lao động của xã với giá trị hàng tỉ đồng mỗi năm. Việc xoá lò gạch thủ công đồng nghĩa với số lao động này mất việc làm, chưa kể số lao động gián tiếp và có liên quan như dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên liệu. Vì vậy, việc xóa bỏ lò gạch thủ công cần quan tâm tới việc đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người dân. Xã đã triển khai tất cả các văn bản của cấp trên đến các chủ lò. Ông Quách Tân Thản, tưởng phòng Công Thương huyện Kim Bôi cho biết: Huyện đã phối hợp với Sở XD, TN-MT, KH-CN đầu tháng 10 sẽ đi rà soát, đánh giá các lò gạch thủ công trên toàn huyện. Từ kết quả đó, nếu lò gạch thủ công nào không đủ điều kiện sẽ kiên quyết chấm dứt trước ngày 31/12/2010.

 

Toàn tỉnh có 285 lò gạch, sản xuất trên 200 triệu viên/năm, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động địa phương, trong đó nhiều nhất là tại huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lương Sơn. Để thực hiện thành công và có hướng giải quyết bền vững cho vấn đề này, ông Đinh Tiến Dũng, Phó GĐ Sở Công Thương cho rằng: Việc xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường cũng sẽ hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất gạch. Nhưng thực hiện xóa bỏ cùng một thời điểm nhiều lò có những vấn đề cần quan tâm là vốn chuyển đổi sang công nghệ mới, việc làm cho người lao động và bình ổn giá gạch thời điểm trước mắt khi mà người dân vẫn quen sử dụng loại gạch nung, không loại trừ trường hợp găm hàng để gây sốt giá. Trong đó, giải pháp có thể kết hợp các nguồn vốn khuyến công, vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp và mở các lớp dạy nghề cho nhân dân các địa phương có nhiều lò gạch bị xóa bỏ.

                                                                               

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

           

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

TP Hoà Bình: 60 trưởng xóm, y tế thôn bản được tập huấn công tác theo dõi và đánh giá Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn

(HBĐT) - Trong 2 ngày (16 - 17/9), Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác theo dõi và đánh giá nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn tại thành phố Hoà Bình. Tham dự lớp tập huấn có 50 học viên là trưởng xóm, tổ trưởng dân phố, y tế thôn bản đến từ các xã Yên Mông, Hoà Bình, Thịnh Lang và phường Tân Hoà.

Đưa hoạt động thông tin và truyền thông vào nề nếp

(HBĐT) - Chúng tôi thật sự bất ngờ khi thấy không khí làm việc của đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin, truyền thông. Một môi trường làm việc mới đã hiện hữu. Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ lãnh đạo và nhân viên được bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp. Cán bộ viên, chức miệt mài lao động.

Liệu pháp gen có thể giúp bệnh nhân bị thiếu máu

Các nhà khoa học Mỹ và Pháp ngày 15/9 cho biết, những bệnh nhân bị thiếu máu thuộc loại gen hiếm có thể có hy vọng thoát khỏi căn bệnh này mà không cần phải truyền máu nhờ vào liệu pháp gen.

“Siêu vi khuẩn” đang lan chóng mặt

“Siêu vi khuẩn” chứa enzym NDM-1 đang có nguy cơ trở thành mối đe dọa cầu khi chúng không ngừng lây lan tại nhiều quốc gia trên thế giới

Siêu phi cơ vận tải dùng thử xăng sinh học

Máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-17 được Không quân Mỹ sử dụng cho các chuyến bay thử nghiệm nhiên liệu sinh học.

Văn phòng di động HTC Aria

Điểm dễ nhận thấy đầu tiên của “văn phòng di động” HTC Aria là kích thước nhỏ gọn (103,8 x 57,7 x 11,7 (cm).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục