Cây thị tại bản Bó (Chiềng Châu) gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của người Thái.

Cây thị tại bản Bó (Chiềng Châu) gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của người Thái.

(HBĐT) - Trong thời gian qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã phát động và công nhận cây di sản Việt Nam cho nhiều cây cổ thụ trên địa bàn cả nước. Khá nhiều cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh ta có đủ tiêu chí để được công nhận.

 

VACNE phối hợp với hội Hiệp hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Cục bảo tồn Di sản văn hóa lịch sử, Cục bảo tồn đa dạng sinh học và một số cơ quan khác chính thức phát động sự kiện "Bảo tồn cây di sản Việt Nam". Mục đích của chương trình là nhằm lựa chọn, vinh danh những cây di sản của đất nước, góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật tới rộng rãi cộng đồng trong và ngoài nước, tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học...

 

Tiêu chí công nhận cây di sản là căn cứ vào đặc điểm sinh thái, ý nghĩa lịch sử, văn hoá của cây. Nếu là cây cổ thụ trong tự nhiên phải 200 – 300 tuổi trở lên. Cây cao to, cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân, cao trên 25 m, chu vi trên 15 m đối với các cây đa. Có hình dáng đặc sắc, đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử. Những cây được trồng phải trên 100 tuổi và gắn liền với lịch sử, mang nét văn hoá đặc thù của địa phương… Sau khi nhận hồ sơ đề cử, hội đồng cây di sản sẽ thẩm định, đánh giá và đưa ra quyết định công nhận. Cây di sản được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận và được bảo tồn tốt nhất, tạo điều kiện hỗ trợ chủ nhân của các cây di sản, chăm sóc, bảo quản trong các điều kiện cần thiết...

 

    

       Rặng dã hương nhiều năm tuổi ở Khu di tích nhà máy in tiền tại Cố Nghĩa, Lạc Thủy

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn tỉnh ta có khá nhiều cây cổ thụ có đủ các tiêu chí nêu trên. Tiêu biểu là cây thị ở bản Bó (xã Chiềng Châu, Mai Châu). Theo các cụ cao niên ở đây, cây thị này đã có tuổi đời trên 500 năm, cây to với chu vi 5,6 người ôm. Điều đặc biệt là cây thị này gắn bó chặt chẽ trong đời sống văn hóa của người Thái, được đưa vào trong trích đoạn của lễ hội Xên Mường được tổ chức hàng năm ở đây, nơi được coi là thủ phủ, điểm phát tích của người Thái thiên di từ phương Bắc về từ thế kỷ thứ XIII. Anh Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cây thị trở thành chứng nhân chứng kiến quá trình người Thái khai khẩn đất đai, lập nên bản, nên mường, trở thành mảnh đất trù phú như ngày nay. Đây là nơi ghi dấu ấn tội ác của giặc cướp trong quá trình người Thái định cư, cai quản vùng đất này. Ngoài ra còn có khá nhiều cây cổ thụ ở các vùng miền khác trong tỉnh như rặng dã hương (thuộc dòng long não) ở Cố Nghĩa (Lạc Thủy), nơi gắn liền với khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cây có tán lá đẹp, dày, được trồng ở ven đường vào khu di tích. Gỗ màu xám vàng, tương đối cứng và tương đối nặng, có mùi thơm và không bị mối mọt. Nhiều người dân cho rằng, rặng dã hương này có thể được trồng khi anh em nhà Boren khai thác khu đồn điền Chi Nê, sau này là Nông trường sông Bôi. 

 

PGS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ chặt phá những cây cổ thụ một cách không thương tiếc. Đó là việc đáng lên án bởi cây cổ thụ có nhiều yếu tố đáng trân trọng. Cây sống lâu cần hội tụ mấy điều: nguồn gen, thổ nhưỡng, khí hậu, sự trân trọng bảo vệ của cộng đồng và cũng là “nhân chứng” lịch sử. Tóm lại, tại sao cái cây đó sống lâu được trong khi nhiều cây cùng trang lứa khác đã mất còn là nhờ “cơ duyên” mà không mấy ai đã hiểu được. Cây cổ thụ, nhất là danh mộc cổ thụ còn là nhân chứng sinh thái và nhân chứng lịch sử của một vùng đất. Đó là những cây đáng được vinh danh để bảo vệ bằng những quy định cụ thể, nếu không muốn nó sẽ bị “thủ tiêu” bằng nhiều cách. Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường là tổ chức đề xuất việc vinh danh này. Cây di sản được bảo tồn với khả năng cao nhất có thể. Cây đó sẽ không bị chặt hạ, bán, được cắm bia ghi danh, có quỹ và chuyên gia chăm sóc và chủ nhân của cây đó được hưởng một phần phí du lịch khi du khách đến chiêm ngưỡng…

 

Ông Phạm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường bày tỏ suy nghĩ: Việc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tiến hành đề cử và công nhận cây di sản Việt Nam là một sáng kiến hay, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao ý thức giữ gìn, chăm sóc cây cổ thụ nói riêng, thực vật quý hiếm nói chung. Những cây cổ thụ không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên mà còn mang những ý nghĩa lịch sử, gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay vẫn chưa có cây cổ thụ nào ở tỉnh ta được đề cử cây di sản Việt Nam. Do vậy, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất để góp phần bảo vệ thiên nhiên và một phần di sản của vùng đất, quê hương Hòa Bình.

 

 

                                                                                   Hoàng Toản

 

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục