Nông dân xã Tây Phong thu hoạch mía tím, thu nhập bình quân 165 triệu đồng/ha.
(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển nhanh, bền vững, góp phần đắc lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ là thành công đáng kể của triển khai mạnh áp dụng KHCN vào thực tiễn tại huyện Cao Phong. Cũng từ đây, đời sống nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện.
Theo ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, hơn 5 năm qua, bằng nguồn ngân sách huyện, tỉnh và thu hút vốn các dự án, Cao Phong đã tập trung đưa vào chương trình nhân giống, đầu tư thâm canh trồng cây ăn quả, công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các dự án khác bước đầu đem lại hiệu quả bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh về nhiều mặt của huyện, tăng thu nhập cho người lao động. Cây mía được xác định là một trong những cây trồng chủ lực, giàu tiềm năng. Những năm qua, diện tích mía được nhân dân trong huyện phát triển khá nhanh không riêng ở các vùng trồng mía chuyên canh như: Dũng Phong, Nam Phong, nhiều xã vùng cao như Yên Lập, Yên Thượng, Bình Thanh, Bắc Phong cũng tận dụng đất đồi, bãi trồng mía. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 2.492 ha, tăng 1.078,2 ha so với năm 2005. Diện tích cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi được bà con nhân rộng với 830 ha, sản lượng ước đạt trên 8.000 tấn.
Từ nguồn vốn ngân sách của huyện và nguồn vốn hỗ trợ khác, huyện đã triển khai 16 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có sự tham gia của 800 hộ nông dân, 7 lớp IPM trên cây cam với 210 học viên. Ngoài ra còn mở 2 lớp tiếp cận kinh tế thị trường. Bằng những kiến thức tiếp thu được, nhân dân trong huyện đã tích cực áp dụng, vận dụng vào thực tế sản xuất giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo lồng ghép các dự án và vận động các hộ nông dân tham gia đóng góp, tuyển chọn và mua trâu, bò đực giống Zêbu có chất lượng cao cung cấp nguồn giống trên địa bàn. Đến nay, tổng đàn giống tiêu chuẩn phục vụ cho lai tạo trên địa bàn huyện là 25 con, góp phần đưa tổng đàn trâu, bò của huyện lên 12.567 con, tăng 977 con. Riêng đàn bò có 3.790 con, trong đó có 480 con được lai tạo từ 25 con bò đực cấp, số bò sinh sản có 2.580 con, 50% bò sinh sản có tỷ lệ máu ngoại. Tăng cường chuyển giao KHKT, huyện đã tổ chức 80 lớp tập huấn kỹ thuật tổng hợp về chăn nuôi, chăm sóc, công tác thú y cho gia súc, gia cầm với 2.500 lượt hộ nông dân tham gia. Xây dựng các chương trình, vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng và phòng dịch cho gia súc, gia cầm 2 lần/năm.
Trước năm 2002, công tác phát triển rừng tại địa phương chưa được chú trọng, đầu tư trồng rừng ở mức thấp, quy hoạch đất nông nghiệp, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng còn hạn chế. Diện tích rừng trồng của huyện phát triển khá nhanh, tính đến năm 2010 đã trồng được 905,58 ha rừng các loại, tăng hơn 4 lần so với năm 2007, góp phần nâng độ che phủ rừng lên 52%. Thông qua các dự án 661, dự án trồng rừng theo cơ chế sạch, dự án hỗ trợ cây bản địa đã chuyển giao tiến bộ KHKT trồng cây bản địa với 7 lớp, 280 lượt người tham gia.
Dự án dân sinh được triển khai tại huyện từ năm 2006 đến nay đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Đến nay đã tập huấn kỹ thuật gieo, trồng, cấy, chăm sóc, bảo vệ thực vật, huấn luyện cho nông dân về chương trình IPM trên cây lúa được 593 lớp với hơn 10.000 lượt hộ tham gia; tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc nái hậu bị, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, lợn nái, gà thịt với 201 lớp, trên 5.000 lượt hộ tham gia. Ngoài ra còn tổ chức hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi lợn thịt qua đĩa VCD gồm 36 lớp, 1,678 lượt hộ tham gia. Truyền thông về kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà thịt và canh tác lúa với 155 lớp, 5.580 lượt người tham gia.
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất còn giúp huyện Cao Phong thực hiện tốt các dự án phát triển nông nghiệp, tuyển chọn và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện địa phương phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vụ chiêm - xuân 2011, huyện Kỳ Sơn có tổng diện tích cấy lúa 1.021 ha, với các giống: Khang dân, Q5, Tạp giao. Đến 21/4, toàn huyện đã có 5 xã là Hợp Thịnh, Dân Hạ, Dân Hoà, Phú Minh, Yên Quang có láu bị nhiễm bệnh với khoảng 1,11 ha, tỷ lệ nhiễm từ 1 – 3% số khóm. Tuy diện tích lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen chưa nhiều nhưng nguy cơ bùng phát ra diện rộng là rất lớn nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới chống sốt rét (25/4), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi thế giới nỗ lực gấp bội qua hai biện pháp để đạt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2015.
Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, trong phiên họp cấp bộ trưởng vào tháng 11 tới, Việt Nam sẽ đề nghị Lào trì hoãn xây dựng đập Xayaburi trong 10 năm để có nghiên cứu đầy đủ hơn.
Máy tính Watson đã chiến thắng hai nhà đương kim vô địch thành công nhất của trò chơi truyền hình hàng đầu của Mỹ có tên Jeopardy!. và thu hút sự quan tâm của hàng triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới.
Chiều 25-4, Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty Toyota Việt Nam họp báo công bố việc tổ chức vòng chung kết cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam (Robocon) 2011, được tổ chức tại Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) từ ngày 9 đến 15-5.
“Gia đình” máy tính bảng Streak của Dell sắp có thêm một thành viên mới vào mùa hè này, đó là mẫu tablet chạy Android kích cỡ 10 inch có tên là Streak Pro.