Khám bệnh cho người bị bướu cổ tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư.

Khám bệnh cho người bị bướu cổ tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư.

Sau mười năm triển khai hoạt động, năm 2005, Việt Nam công bố đã thanh toán thiếu hụt i-ốt trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, cũng từ sau khi công bố đó, do không còn được quan tâm đúng mức, tình trạng thiếu hụt i-ốt đang có dấu hiệu quay trở lại.

 

Sau khi tuyên bố thanh toán tình trạng thiếu i-ốt ở Việt Nam, dự án phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt (PCCRLTI) không còn nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia mà chuyển thành các hoạt động thường xuyên tại các địa phương. Ban điều hành tự giải thể, gần như không có hoạt động phối hợp liên ngành, cho nên hoạt động PCCRLTI tại một số địa phương bị giảm. Cũng từ năm 2006, hằng năm Bộ Y tế chỉ cấp cho Bệnh viện Nội tiết T.Ư khoảng 5 đến 7 tỷ đồng, chủ yếu dành mua hóa chất trộn làm muối i-ốt, hóa chất xét nghiệm muối i-ốt xét nghiệm i-ốt niệu, chi cho các hoạt động giám sát, hoạt động chuyên môn, tuyên truyền, đào tạo... tuy nhiên, số tiền này chỉ đáp ứng được khoảng hai phần ba nhu cầu của các hoạt động. Tại địa phương, theo quy định, UBND các tỉnh có trách nhiệm cung cấp kinh phí các hoạt động. Nhưng do nhận thức về tác hại của thiếu hụt i-ốt của các địa phương khác nhau nên hoạt động PCCRLTI ở các địa phương cũng khác nhau. Một số tỉnh, thành phố duy trì cung cấp kinh phí đều đặn cho hoạt động này, cho nên hoạt động PCCRLTI tại các địa phương đó vẫn được duy trì đều đặn. Nhưng tại nhiều địa phương đã coi nhẹ công tác này. Ðáng chú ý có tới 15 tỉnh, thành phố không cấp kinh phí, khiến hoạt động này không thể triển khai. Một số nhà máy sản xuất muối i-ốt ở Thanh Hóa, Nam Ðịnh phải ngừng hoạt động do thiếu KLIO3 (hóa chất để sản xuất muối i-ốt). Không có kinh phí hoạt động, cán bộ làm PCCRLTI chuyển sang làm công tác khác, dẫn đến hiện tượng buông lỏng các hoạt động chuyên môn.

TS Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho biết: Ðiều đáng lo ngại trong giai đoạn duy trì bền vững thành quả đã đạt được thì lại không thật sự được quan tâm, chủ quan, coi như thanh toán đã xong và thờ ơ với mục tiêu đã đạt được. Kết quả điều tra gần đây của Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên toàn quốc giảm mạnh, mức i-ốt niệu trung vị cao, sự hiểu biết của người dân về việc sử dụng muối i-ốt còn thấp... điều này dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng thiếu i-ốt trong cơ thể là không tránh khỏi. Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy độ bao phủ muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh còn dưới 70%, có những nơi chỉ còn hơn 10%. Ngay tại Hà Nội, kết quả điều tra cũng cho thấy độ bao phủ muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh rất thấp (chỉ có 25,6%), trong khi tỷ lệ sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt tương đối cao (81,7%). Người dân Hà Nội sử dụng bột canh nhiều nhất toàn quốc (94,6%), trong đó chỉ 78% dùng bột canh i-ốt. Nhưng kết quả giám sát chất lượng muối tại Hà Nội cho thấy: tại các hộ gia đình chỉ có 11% mẫu muối đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, tại các điểm bán lẻ là 7%, tại các cơ sở sản xuất muối là 22%... Tại Hà Nội đã vậy, ở những địa phương khác, độ bao phủ i-ốt còn thấp hơn nhiều. Ðiều đó cho thấy rằng, tình trạng thiếu hụt i-ốt đã quay trở lại chứ không còn dừng ở mức nguy cơ. Kết quả điều tra tỷ lệ bướu cổ học sinh tám đến 10 tuổi ở nhiều địa phương cho thấy tỷ lệ bướu cổ trung bình là 3 đến 6%. Trong đó có tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ học sinh bướu cổ là 13% và bốn tỉnh:  Bắc Cạn, Hải Dương, Long An, Ðồng Tháp có tỷ lệ học sinh bướu cổ là 6%. Kết quả này càng thêm bằng chứng nói lên tình trạng thiếu hụt i-ốt đã quay trở lại Việt Nam.

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều biện pháp PCCRLTI, một trong những biện pháp đó là bổ sung thêm i-ốt vào muối ăn hằng ngày. Các nghiên cứu đều cho thấy đây là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất, đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung i-ốt phải diễn ra thường xuyên, hay nói cách khác, việc bổ sung i-ốt cần tiếp diễn trong suốt cả đời người. Chính vì vậy cần khuyến khích người dân sử dụng muối i-ốt; nâng cao nhận thức của người dân về muối i-ốt bằng truyền thông... Ðể duy trì các kết quả đã đạt được, PGS,TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Y tế đề nghị các địa phương sớm có các biện pháp để ngăn chặn tình trạng thiếu i-ốt quay trở lại. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để các ngành, các cấp và mỗi người dân hiểu vai trò của i-ốt đối với sự phát triển của cơ thể để có những thay đổi các hành vi về mua và sử dụng muối i-ốt. Tăng cường công tác giám sát chất lượng muối i-ốt ở cơ sở sản xuất và ở các hộ gia đình sử dụng muối i-ốt. Ðồng thời phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng quy trình và tiêu chuẩn bột canh i-ốt, nước mắm i-ốt, nước tương i-ốt, bột nêm i-ốt... nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chứa i-ốt. Tại các địa phương, căn cứ quy định của Chính phủ, UBND các tỉnh có trách nhiệm cung cấp kinh phí các hoạt động thường xuyên, yêu cầu sở y tế phối hợp với Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và trình UBND tỉnh cấp kinh phí cho hoạt động. Cần đẩy mạnh, tăng cường sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn lực, kể cả kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ trong nước cho công tác phòng, chống rối loạn thiếu i-ốt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ bướu cổ trên toàn thế giới vào khoảng 12% số dân, tương đương khoảng 655 triệu người. Số người mắc tập trung nhiều nhất ở châu Á và châu Phi. Riêng khu vực Ðông - Nam Á có 486 triệu người sống trong vùng có nguy cơ thiếu i-ốt, trong đó khoảng 175 triệu người bướu cổ, chiếm 26,7% số người bị bướu cổ trên toàn thế giới.

 

                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục