Ảnh: Telegraph

Ảnh: Telegraph

Cơn sóng thần ở Nhật Bản diễn ra chỉ vài ngày sau khi các thông tin lan truyền trên Internet cảnh báo rằng chuyển động của mặt trăng sẽ gây ra thủy triều cao, núi lửa phun và động đất, theo tờ Daily Mail

 

Có một vài dự báo nói rằng vào ngày 19.3, mặt trăng sẽ ở vào vị trí gần trái đất hơn bao giờ hết kể từ năm 1992, chỉ cách 356.577 km, và lực hấp dẫn của nó sẽ gây ra hỗn loạn trên trái đất.

Các nhà thiên văn học đã bác bỏ những “lời tiên tri”, vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là “cận điểm của mặt trăng” và cho rằng nó hoàn toàn vô lý.

Quỹ đạo của mặt trăng xung quanh trái đất không phải hình tròn mà là hình elip. Khi đến vị trí cận điểm, mặt trăng sẽ sáng và to hơn. Khi vào vị trí viễn điểm, nó sẽ nhỏ và mờ hơn.

Hiện tượng cận điểm của mặt trăng xảy ra một tháng một lần. Tuy nhiên, vào tuần tới hiện tượng này sẽ xảy ra trùng với trăng tròn. Sự kết hợp này chỉ xảy ra 2 hoặc 3 năm một lần và người ta gọi nó là “siêu trăng”.

Mặc dù đây là một thời điểm tốt cho các nhà thiên văn chụp ảnh, các nhà khoa học khẳng định nó không hề tác động gì đến trái đất.

Dẫu vậy, những người ủng hộ lý thuyết “siêu trăng” lập luận rằng những lần hiện tượng “siêu trăng” xuất hiện ở các năm 1955, 1974, 1992 và 2005 đều đi kèm cùng các thảm họa tự nhiên.

Cơn sóng thần giết hại hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra chỉ 2 tuần trước đợt “siêu trăng” vào tháng 1.2005. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy cũng tàn phá thành phố Darwin của Úc.

Chiêm tinh gia người Mỹ Richard Nolle, người nghĩ ra từ “siêu trăng” vào năm 1979, tin rằng hiện tượng cận điểm của mặt trăng có quan hệ với các thảm họa tự nhiên trên trái đất. Ông nói hiện tượng cận điểm xảy ra vào ngày 18.2 đã báo hiệu trận động đất ở New Zealand vào ngày 22.2.

“Siêu trăng có lịch sử đi kèm cùng với các cơn bão mạnh, thủy triều cao và cả động đất”, Nolle nói với đài ABC trong tuần này.

                                                                              Theo Thanhnien

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục