Các chiến sỹ cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Các chiến sỹ cảnh sát giao thông đường thủy tuần tra khu vực hạ lưu nhà máy thủy điện Hòa Bình.

(HBĐT) - Chủ động phòng ngừa, tích cực tuyên truyền và thực hiện phương châm 4 tại chỗ là những yếu tố quan trọng trong phòng - chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn của Đoạn quản lý ĐTNĐ số 9 trong nhiều năm qua.

 

Đoạn QLĐTNĐ số 9 có nhiệm vụ quản lý và đảm bảo an toàn giao thông 261km đường thuỷ của tuyến sông Đà và hồ Hoà Bình đi qua địa phận các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La. Trong đó, tuyến sông Đà ngoài việc chịu ảnh hưởng của bão, đồng thời cũng là thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xả lũ của thuỷ điện Hoà Bình.

 

Khi có lụt bão, các cửa xả lũ có thể mở lên đến 6 hoặc 7 cửa, mực nước dao động mỗi lần xả từ cao trình +12.5 đến +23.0. Trên tuyến Vạn Yên – Pa Vinh, về mùa mưa lũ cũng là thời điểm mực nước hồ Hoà Bình xuống thấp nhất, dưới cao trình +95. Tại cao trình này, trên tuyến xuất hiện nhiều ghềnh thác, bãi cạn, đá ngầm, gốc cây ngầm nhô lên, nhiều đoạn cong, cua gấp, kết hợp với bão, mưa lũ đầu nguồn đổ về thường mạnh và bất ngờ. Khi các trận mưa lớn kéo dài, lũ đột ngột dâng caothường gây sạt lở núi làm cho đá và gốc cây đổ xuống tạo thành các chướng ngại vật nguy hiểm, bất ngờ và không nắm bắt được. Ngoài ra, khu vực này thường xuyên ảnh hưởng của các cơn lốc xoáy, gió giật mạnh đến cấp 12 – 13.

 

Với đặc thù địa bàn quản lý rộng và chảy qua nhiều địa phương, nhiều vùng địa hình khác nhau và có nhiều thành phần tham gia giao thông trên đường thủy, thế nhưng trình độ nhận thức về pháp luật của người tham gia giao thông ĐTNĐ còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó có 2 khu vực trọng điểm là khu vực thượng lưu và hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, trong đó, khu vực thượng lưu đập thủy điện Hòa Bình được tính từ vùng nước nguy hiểm của Công ty Thủy điện Hòa Bình, cảng ba cấp, khu vực cảng Bích Hạ và khu vực hạ lưu có chiều dài 5 km từ km 58 hạ lưu đập thủy điện đến km 53 sông Đà thuộc khu vực phố Ngọc, xã Trung Minh (TPHB). Tại hai khu vực trọng điểm này, các phương tiện tham gia giao thông là các sà lan tự hành có trọng tải trên 100 tấn, tàu đẩy, tàu kéo có công suất 150CV trở lên, tàu khách du lịch, thuyền đóng theo kiểu dân gian có trọng tải từ 5 – 70 tấn vận chuyển hàng hóa, khách đi chợ đường dài lên các địa phương của 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La. Đặc biệt khu vực trọng điểm thượng lưu đập TĐHB có hàng trăm phương tiện thủy gia dụng phục vụ đi lại làm ăn và đưa đón học đi học của nhân dân ven hồ thuộc xã Thái Thịnh (TPHB). Ngoài ra còn có hơn 25 hộ dân cư sinh sống trong khu vực xóm Tháu, 29 hộ vạn chài làm ăn sinh sống quanh khu vực cầu Hoà Bình, cách đập xả lũ về hạ lưu khoảng 1.000 m. Trong mùa bão lũ, mực nước hồ Hòa Bình dao động từ cao trình +80 trở lên, dòng chảy khu vực thượng lưu đập thủy điện ở chế độ hồ chứa có độ sâu lớn, luồng rộng. Khi xả tràn và xả lũ tại khu vực vùng nước thượng lưu đập tạo thành vùng xoáy rất nguy hiểm cho phương tiện, thiết bị nổi qua lại cảng ba cấp. Việc xả lũ của thuỷ điện Hoà Bình làm cho chế độ thuỷ văn, dòng chảy thay đổi đột ngột và nhanh chóng. Mặt khác những lần xả lũ thường phụ thuộc vào các thời điểm mưa bão lớn kéo dài trên diện rộng nên mức độ khó khăn, nguy hiểm cho công tác phòng - chống bão lũ càng nhiều và phức tạp.

 

Để chủ động phòng - chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mùa mưa bão, bước vào mùa mưa lũ năm nay, Đoạn QLĐTNĐ số 9 đã quán triệt đến các trạm QLĐTNĐ trực thuộc, các địa phương chủ động phòng ngừa, tích cực tuyên truyền và thực hiện triệt để phương châm 4 tại chỗ làm nòng cốt trong phòng - chống bão lũ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tích cực phổ biến Luật giao thông ĐTNĐ cũng như các biện pháp phòng - chống bão lũ đến các phương tiện và người tham gia giao thông đường thuỷ biết, nhận thức về công tác phòng - chống lũ bão. Tập trung chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác điều tiết hướng dẫn giao thông ĐTNĐ tại các vị trí trọng điểm, trong đó chú trọng đến việc thống nhất phối hợp giữa lực lượng chống va trôi, điều tiết thông báo kịp thời quy chế đi lại đến các thành phần tham gia giao thông vận tảI ĐTNĐ. Đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền hướng dẫn cho các phương tiện qua lại khu vực từ Vạn Yên đến Pa Vinh – Sơn La. Tiến hành kiểm tra và duy tu, sơn sửa toàn bộ hệ thống báo hiệu trên tuyến, thực hiện điều chỉnh, di chuyển báo hiệu đảm bảo diễn biến luồng thực tế và gia cố chân móng các vị trí báo hiệu có nguy cơ sạt lở. Duy tu, sửa chữa các trụ neo tránh bão đảm bảo cho các phương tiện trú ẩn và đôn đốc các chủ công trình ngoài ngành bảo trì hệ thống báo hiệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định. Xây dựng phương án PCLB - TKCN trong phạm vi đơn vị, phối hợp với địa phương, các cơ quan liên quan xây dựng phương án tổ chức bảo vệ tài sản của Nhà nước, đơn vị và nhân dân khi có bão lũ xảy ra. Thành lập lực lượng xung kích cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão, lũ, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, thiết bị, dự phòng nhiên liệu, phục vụ kịp thời cho công tác PCBL - TKCN. Duy trì trực ban và bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mùa mưa bão. Xây dựng phương án PCBL liên ngành khu vực trọng điểm thượng, hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình và phương án điều tiết, khống chế, cứu hộ các khu vực trọng điểm phạm vi toàn tuyến năm 2011.

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục