Các xã có công trình hồ đập trọng điểm được trang bị rọ thép xử lý sự cố hồ đập hư hỏng do mưa bão.

Các xã có công trình hồ đập trọng điểm được trang bị rọ thép xử lý sự cố hồ đập hư hỏng do mưa bão.

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Nhỏ - Trưởng phòng NN & PTNT huyện Tân Lạc nhớ lại những thiệt hại do mưa lũ gây ra hồi năm ngoái cho các công trình thủy lợi trên địa bàn: hơn 1.200 m3 đất kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, 20 bai tạm bị vỡ cùng nhiều xe nước đã bị cuốn trôi. Mưa lớn cũng làm sạt lở, hư hỏng, rạn nứt thân đập gây ảnh hưởng lớn đến một số công trình như: hồ Tam, hồ Rèn (Thanh Hối), bai Trọng (Địch Giáo), bai Mương Dâm, hồ Cái (Quy Mỹ), hồ Beo (Tử Nê)… Các ngành chức năng cùng nhân dân các xã đã phải dồn toàn bộ nhân lực, vật lực, phương tiện gấp rút khắc phục hậu quả, UBND huyện đầu tư vốn ngân sách sửa chữa công trình thủy lợi hư hỏng và cấp 241 rọ thép cho các xã.

 

Để chủ động phòng tránh, giảm những thiệt hại cho hệ thống công trình hồ chứa vào mùa mưa bão năm nay, ngay từ đầu mùa, huyện đã phát động chiến dịch làm thủy lợi, huy động nhân dân các xã, thị trấn tích cực nạo vét các kênh mương. Kết thúc chiến dịch, các xã, thị trấn đã thực hiện 31.000 m3 đào đắp, phát dọn 109.200 m2 bờ mương với 31.364 ngày công huy động, trị giá 1 tỷ 255 triệu đồng. Phòng NN & PTNT huyện phối hợp cùng 24/24 xã, thị trấn xây dựng phương án bảo vệ các công trình hồ, đập do xã quản lý với phương châm cụ thể, thiết thực. Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện ngay sau khi kiện toàn đã phối hợp với Ban chỉ huy PCLB & TKCN cấp xã, các ngành chuyên môn tập trung kiểm tra, đánh giá từng công trình thủy lợi, từ đó có phương án chính xác triển khai kế hoạch nâng cấp, tu sửa trước mùa mưa bão. Phương châm thực hiện 4 tại chỗ được quán triệt tới các cấp, ngành.

 

Các công trình thủy lợi trọng điểm của huyện được xác định gồm hồ Trọng (Phong Phú), hồ Trù Bụa (Mỹ Hòa), hồ Vưng (Đông Lai), hồ Tam (Thanh Hối). Một số vật tư, phương tiện phục vụ công tác PCLB, TKCN trên địa bàn huyện được quản lý tốt để sử dụng khi cần thiết gồm: 2 nhà bạt, 10 áo phao, ngoài ra, có 8 xã được trang bị với tổng số 80 áo phao và 38 phao cứu sinh. Hiện, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện đã cử cán bộ thường trực 24/24 h tại các xã Đông Lai, Tử Nê, Mãn Đức, Mỹ Hòa theo dõi thông tin kịp thời đến Ban chỉ huy PCLB & TLCN huyện về diễn biến lụt bão gây ra đối với các công trình hồ Vưng, hồ Ai, hồ Bông Canh, hồ Khì, hồ Trù Bụa.

 

Bên cạnh đó, huyện tiến hành giải tỏa hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi bị lấn chiếm tạo thuận lợi cho phát hiện, xử lý sự cố khi có mưa bão. Một số xã đã làm tốt công tác chuẩn bị vật liệu, phương tiện hoạt động như đèn đuốc, phương tiện báo động, báo hiệu. Hàng nghìn bao tải, hàng nghìn m3 vật liệu đá, cát, sỏi, bao tải, bương tre, gỗ lạt… đã được các xã, thị trấn trong huyện chuẩn bị đầy đủ để xử lý khi sự cố xảy ra, đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả, đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

 

Cũng theo ông trưởng phòng NN & PTNT huyện, không chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống, hệ thống công trình thủy lợi còn đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống lũ bão, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng người dân. Chính vì vậy, việc xây dựng phương án PCLB các hồ chứa trên địa bàn chú trọng các điểm có nguy cơ mất an toàn. Trên cơ sở đó, bên cạnh việc kiện toàn Ban chỉ huy có đủ năng lực điều hành chống lũ bão, phân công cán bộ thẩm quyền và chuyên môn kỹ thuật cho các hồ chứa trọng điểm, hồ chứa bị hư hỏng có nguy cơ mất an toàn. Cùng thời gian này, huyện đã đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng- chống lũ bão, ý thức của nhân dân tham gia công tác đảm bảo an toàn hồ chứa.

 

                                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục