Là nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn cùng đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu nhất cả nước, thế nhưng trong 3 năm qua, Hà Nội chỉ có 72/375 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp thành phố được các trường ĐH, CĐ triển khai thực hiện. Con số khiêm tốn này được cho là chưa xứng với tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường.

 

Chưa có đầu mối tập hợp

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Lương nêu ví dụ từ trường mình: So với thực tiễn đặt ra thì số lượng đề tài cấp sở và các dự án sản xuất thử nghiệm chưa nhiều. Đơn cử như đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ các cấp mỗi năm, song trong giai đoạn 2001-2009, trong số các đề tài, dự án do trường đề xuất và thực hiện, chỉ có 47 đề tài phục vụ trực tiếp Thủ đô. Trong hai năm qua thì chỉ có 8 đề tài /dự án cấp Sở KHCN Hà Nội đã và đang được thực hiện tại trường.


Trong quá trình phát triển các hoạt động kinh tế xã hội Thủ đô đòi hỏi phải thường tiếp cận và cập nhật được các thành tựu KHKT mới nhất và kịp thời nghiên cứu, ứng dụng một cách phù hợp với điều kiện và yêu cầu của Hà Nội. Để làm được điều đó, Hà Nội phải sử dụng một đội ngũ đông đảo cán bộ KHKT ở trình độ cao trên mọi lĩnh vực. Hà Nội không thể có riêng đội ngũ này mà phải khai thác, huy động từ nhiều cơ quan, trong đó có các trường ĐH, CĐ.

Ông Nguyễn Cảnh Lương cho rằng: Về công tác quản lý, sự phối hợp giữa Sở KHCN với nhà trường chưa chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện đề tài, nên chăng cần tăng cường việc theo dõi, giám sát và tổ chức Hội đồng khoa học để đánh giá các kết quả nghiên cứu nhằm phần nào bảo đảm ngân sách nhà nước được sử dụng một cách hiệu quả, thiết thực hơn.

Nhằm tăng cường sự phối hợp giữa thành phố với các trường ĐH trên địa bàn, lãnh đạo nhiều trường đồng ý với Phó Hiệu trưởng Nguyễn Văn Vịnh của trường ĐH Giao thông Vận tải: Cần xây dựng một đơn vị đầu mối có chức năng tập hợp đầy đủ thông tin, nhu cầu về nhiệm vụ KHCN cần giải quyết mà các trường ĐH, CĐ có thể tham gia, cung cấp cho các trường, hoặc các trường có thể tìm kiếm để hợp tác, tham gia thực hiện. Trước mắt có thể thành lập một website riêng để phục vụ công tác này. Hiện tại, ông Nguyễn Văn Vịnh cho rằng: Sự gắn kết, trao đổi thông tin, đề xuất nhiệm vụ KHCN giữa các trường với các ban, ngành chức năng của Hà Nội và các địa phương còn thiếu hẳn một cơ chế, một tổ chức để khâu nối và triển khai.

Đặt hàng và tạo không gian mở

Theo ông Nguyễn Cảnh Lương, hằng năm các trường mới chỉ chú trọng đến việc đề xuất, triển khai các loại đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, và các đề tài có yếu tố nước ngoài mà chưa thực sự quan tâm đến công tác triển khai, thực hiện các đề tài cấp sở. Ông Nguyễn Văn Vịnh nói thêm: Các trường ĐH, CĐ cần chủ động "đi thực tế" tới các địa phương nhằm nắm bắt nhu cầu từ thực tiễn, từ đó xây dựng các chương trình nghiên cứu gắn liền với thành phố.

Theo đánh giá của Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi Nguyễn Quang Kim về khả năng cũng như nhu cầu trong sự phối hợp NCKH của trường với Sở KHCN Hà Nội thì, do đặc thù chuyên môn, các đề tài của nhà trường là các đề tài cấp bộ, đề tài độc lập cấp Nhà nước... nhưng vẫn có nhiều đề tài liên quan mật thiết đến Hà Nội. Đặc biệt, việc Hà Nội mở rộng lại càng đặt ra cho các chuyên gia của trường hướng nghiên cứu gắn với Thủ đô.

Bên cạnh các ý kiến đặt nặng vai trò đầu mối của Sở KHCN, ông Nguyễn Quang Kim đã nêu ra một khía cạnh đáng chú ý liên quan tới sự phối hợp mà các bên đang tìm kiếm: Do đặc thù chuyên ngành nên một số hoạt động KHCN của trường không thể dàn trải ở mọi lĩnh vực một cách toàn diện mà cần hợp tác đi sâu và có sự phối hợp với các lĩnh vực khác một cách đồng bộ, liên ngành (ví dụ như thủy lợi, nông nghiệp, giao thông, xây dựng hạ tầng đô thị), có kế hoạch do các sở chủ trì tạo ra không gian mở cho NCKH của các nhà trường.

Phó Hiệu trưởng Nguyễn Tất Cảnh, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng nêu giải pháp để sự phối hợp giữa các bên được chặt chẽ: Hà Nội cần mạnh dạn đầu tư đặt hàng cụ thể với mỗi trường nhiệm vụ để hoàn thiện công nghệ phục vụ Hà Nội. Còn các trường ĐH, CĐ, cần xác định quan điểm nghiên cứu phục vụ nhu cầu thực tế đối với các nhà khoa học một cách rõ ràng. Đồng thời Hà Nội cũng cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng tại địa bàn.
 
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân và nhiều trường khác cùng đề cập đến một "đầu mối" quan trọng, đó là Đảng ủy Khối các trường ĐH và CĐ Hà Nội. Đảng ủy khối nhiều thuận lợi nhất trong việc lãnh đạo, tập hợp đội ngũ trí thức thuộc tất cả các lĩnh vực. Để phát huy vị thế này, Đảng ủy Khối cần được Thành ủy giao như một đơn vị đầu mối trong việc huy động sự tham gia, tập hợp lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong các trường về vấn đề phát triển Thủ đô.

                                                                        Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục