Nếu được đầu tư, nâng cấp, chất lượng điện năng vùng nông thôn trong tỉnh sẽ được cải thiện (Trong ảnh: Hệ thống lưới điện hạ áp xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xuống cấp).

Nếu được đầu tư, nâng cấp, chất lượng điện năng vùng nông thôn trong tỉnh sẽ được cải thiện (Trong ảnh: Hệ thống lưới điện hạ áp xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) xuống cấp).

(HBĐT) - Theo thống kê mới đây, hệ thống lưới điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật toàn tỉnh gồm 1.177 trạm biến áp với tổng dung lượng 234.790 kVA, 1.905.065 km đường dây trung áp, 2.640 km đường dây hạ áp (trong đó, hệ thống 3 pha 4 dây là 1.735 km, hệ thống 1 pha 2 dây 905 km), tổng công tơ đo đếm điện năng 163.470 chiếc. Bên cạnh đó vẫn còn 526 km (bao gồm 340 km hệ thống 3 pha 4 dây, 186 km hệ thống 1 pha 2 dây) chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, 30.090 chiếc công tơ đo đếm điện năng chưa qua kiểm định.

 

Hiện nay, lưới điện trên địa bàn tỉnh do ngành điện quản lý, về cơ bản đã được đầu tư, xây dựng khá đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên vẫn còn 35 xã trong toàn tỉnh có lưới điện hạ thế chưa đảm bảo, 33 xã trong số đó thuộc Dự án RE II (mở rộng). Phần lớn, lưới điện được đầu tư, xây dựng từ nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp từ những năm 1990, chất lượng điện kém, tổn thất điện năng cao. Theo ông Lê Xuân Thu, Phó phòng Quản lý điện năng (Sở Công thương), tỉnh ta có 191 xã/210 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực nông thôn. Tuy 100% số xã, phường, thị trấn đã có điện lưới quốc gia nhưng đối với một số xã, hệ thống lưới điện mới chỉ được đầu tư đến trung tâm xã và khu vực có dân cư sống tập trung. Đối với các điểm vùng dân cư phân bố thưa thớt, do đòi hỏi suất đầu tư quá lớn nên chưa thực hiện được. Hoạt động quản lý, kinh doanh điện nông thôn do ngành điện và các HTX dịch vụ điện năng.

 

Năm 2010, thực hiện chủ trương của Bộ Công thương, UBND tỉnh về việc bàn giao lưới điện 0,4kV nông thôn cho ngành điện, địa phương đã hoàn thành bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn, trừ 53 xã thuộc Dự án RE II và 2 xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn), Quy Hậu (Tân Lạc) hoạt động kinh doanh có hiệu quả không bàn giao. Từ khi tiếp nhận, Công ty Điện lực Hòa Bình đã từng bước triển khai đầu tư, cải tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn các xã. Song, với nguồn kinh phí hạn hẹp (khoảng 49 tỷ đồng), năng lực đầu tư của ngành điện mới chỉ dừng lại ở hoàn thành thay mới công tơ đo đếm điện và lắp đặt hệ thống tiếp địa đảm bảo an toàn.

 

Quá trình kiểm tra thực tế tại các điểm lưới điện do nhân dân tự bỏ vốn đầu tư cải tạo cho thấy, hầu hết lưới điện không đảm bảo kỹ thuật vận hành, tiết diện đường dây không không đúng quy chuẩn, gây tổn thất lớn về điện năng, điện cuối nguồn yếu. Lưới điện xuống cấp ở nhiều địa bàn thuộc các huyện: Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc… với nhiều đoạn đường dây tải điện được chống đỡ bằng cọc bương, tre không đảm bảo lâu dài, cột điện kết cấu bê tông do ngân sách Nhà nước đầu tư không đáng kể. Cũng chính vì điện lưới xuống cấp mà hoạt động của đơn vị HTX điện năng trong tỉnh rất khó khăn. Mỗi tháng, các đơn vị này phải bù lỗ mức tổn thất điện năng rất cao (trên, dưới 40%).

 

Tiếp tục đầu tư xây mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn đã xuống cấp để nâng cao chất lượng và giảm trừ tổn thất điện năng đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Tới đây, Dự án RE II (mở rộng) sẽ khởi công tại 33 xã thuộc 9 huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn và Cao Phong. Mục tiêu dự án phấn đấu trước Tết Nguyên đán sẽ có thêm một số xã đóng điện. Ông Lê Xuân Thu, Phó phòng Quản lý điện năng (Sở Công thương) khẳng định: Việc triển khai dự án chắc chắn sẽ làm tăng chất lượng lưới điện 3 pha. Lúc đó, ngoài nguồn điện thắp sáng, người dân vùng dự án được sử dụng điện cả trong lĩnh vực khác như: xay xát, dịch vụ.

 

 

                                                                                           Lạc Bình

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục