Các hãng thông tấn Nga cho biết, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga đã hoãn việc đưa 3 nhà du hành vũ trụ từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trở về trái đất - lẽ ra diễn ra vào 8.9 - sẽ bị lùi lại vào 16.9.

 

Một lần phóng tàu Soyuz của Nga.
Một lần phóng tàu Soyuz của Nga.

Việc đưa nhóm khác lên trạm lẽ ra thực hiện vào 22.9, cũng bị hoãn đến cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

Quyết định này được đưa ra sau khi vụ phóng tàu vũ trụ chở hàng Tiến Bộ không người lái lên tiếp tế cho ISS thất bại, tên lửa đẩy Soyuz bị trục trặc khiến tàu Progress bị đâm và nổ tung trong vùng rừng rậm Siberia hôm 24.8.

Sau vụ tai nạn trên, các nhà du hành có thể phải tạm thời rời bỏ ISS. Cho đến khi nào người ta xác định được nguyên nhân của tai nạn với tàu Soyuz, thì sẽ không có cách nào đưa các nhà du hành lên ISS hoặc từ ISS trở về trái đất. Kể từ khi Mỹ ngừng chương trình tàu vũ trụ con thoi, thì tàu Soyuz của Nga là phương tiện duy nhất để đưa các nhà du hành lên ISS hoặc từ ISS trở về trái đất. NASA muốn các công ty tư nhân của Mỹ tham gia vào việc đưa người lên ISS, nhưng ít nhất phải mất 3 đến 5 năm nữa họ mới làm được điều đó.

Hiện trên ISS có 6 nhà du hành vũ trụ. Nhà du hành người Mỹ Ronald Garan Jr. và các nhà du hành người Nga Andrey Borisenko và Alexander Samokutyaev đã ở trên ISS từ tháng 4 và lẽ ra sẽ trở về vào 8.9 tới. Ba người khác lẽ ra sẽ rời trạm vào giữa tháng 11. Họ không thể ở lại lâu hơn bởi các quy định hạn chế của tàu vũ trụ và của việc tiếp đất.

Việc rời  bỏ ISS - dù là trong một thời gian ngắn - cũng sẽ là lựa chọn cuối cùng không dễ chịu cho 5 cơ quan vũ trụ trên thế giới sau nhiều thập kỷ hợp tác chặt chẽ trong dự án này. Các nhà du hành sống trên ISS từ năm 2000 và mục tiêu là duy trì ISS hoạt động cho tới năm 2020. Mike Suffredini - Giám đốc Chương trình trạm vũ trụ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA - phát biểu hôm 29.8: “Chúng tôi có nhiều lựa chọn. Chúng tôi sẽ tập trung vào an toàn của các nhà du hành giống như chúng tôi đã luôn làm vậy”.

Ông Suffredini cho biết, họ sẽ giữ cho ISS - dù không có ai trên đó - tiếp tục hoạt động vô thời hạn, chừng nào các hệ thống chủ yếu của nó vẫn còn làm việc tốt. Tuy nhiên, các nguy cơ đối với ISS gia tăng nếu không có ai trên đó để sửa chữa khi thiết bị hư hỏng.

Về hàng hoá dự trữ, trên ISS có đồ dự trữ đủ dùng tới mùa hè sang năm – ông Suffredini cho biết. Mới tháng trước, trong lần phóng tàu con thoi cuối cùng, tàu Atlantis của Mỹ đã đưa lên ISS đồ dự trữ đủ dùng cho một năm; còn tàu không người lái Tiến Bộ bị đâm tuần trước mang theo 3 tấn hàng hoá. Cho đến giờ, mọi hoạt động trên quỹ đạo đều diễn ra bình thường. Nếu các nhà du hành lẽ ra trở về trái đất ngày 8.9 phải ở thêm một tuần, thì nghĩa là họ sẽ phải tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học.

Tàu Soyuz đã rất đáng tin cậy trong nhiều thập kỷ qua. Đây mới là thất bại đầu tiên trong 44 lần nó phóng lên ISS. Nga đã thiết lập một đội điều tra. Nhưng cho đến giờ chưa một mảnh vỡ nào của tàu vũ trụ được tìm thấy, vì nó rơi vào vùng rừng rậm xa xôi. Người ta cho rằng, nguyên nhân có thể do bất ngờ tụt áp suất giữa động cơ và bơm tăng áp. Trong một tai nạn như vậy, kíp bay vẫn có thể sống sót nhờ các biện pháp phòng ngừa an toàn trong tàu có người lái, song không ai muốn rủi ro.

Nga dự kiến phóng một hoặc hai chuyến tàu Soyuz không người lái vào tháng 10, một lần phóng thương mại và một lần cung cấp hàng cho ISS. Đây sẽ là các chuyến bay thử nghiệm quan trọng trước khi phóng tàu có người lái - ông Suffredini nói.

 

                                                Theo LaoDong

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục