Ông Furuhashi Goro - Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội.

Ông Furuhashi Goro - Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội.

NTT Docomo nhà mạng lớn nhất Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nội dung số ở thị trường di động Việt Nam. Trong khi đó, so với thị trường Nhật Bản thì mức độ canh tranh ở Việt Nam còn cao hơn.

 

Ông Furuhashi Goro hiện là Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV báo Lao Động tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 về vấn đề này.  

Có nhận định cho rằng việc phát triển 3G, thiết bị 3G và nội dung số ở Việt Nam chưa tương đồng, ông nghĩ sao về điều này ?
 
Tôi nghĩ rằng 3G đang còn mới ở Việt Nam, hiện nay mới tập trung ở thị trường hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Do đó, trong thời gian tới khi các mạng 3G mạnh hơn và các dịch vụ nội dung số sẽ phát triển theo.
 

NTT Docomo đã đầu tư vào VMG – một công ty thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhưng người đại diện của công ty này không cung cấp thông tin cụ thể số tiền là bao nhiêu.
 
Ông Furuhashi Goro cho biết, ở Nhật Bản chỉ có 4 nhà khai thác dịch vụ di động trong khi ở Việt Nam có tới 7 nhà mạng, chất lượng 3G ở Việt Nam ngày được cải thiện và đây là thị trường rất tiềm năng song cạnh tranh rất cao.

Xin ông cho biết NTT Docomo sẽ chọn mảng nào để tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam ? 
 
Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư vào hai lĩnh vực đó là nội dung số và hạ tầng điện thoại di động. Tháng 8 vừa qua, NTT Docomo đã góp vốn vào công ty VMG - công ty con của tập đoàn VNPT với tỷ lệ góp vốn 25%. Chúng tôi sẽ phối hợp với VMG để phát triển mảng nội dung số. 
 
Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục hợp tác với VNPT ở mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng điện thoại di động để tận dụng thế mạnh của NTT Docomo ở lĩnh vực này.
 
Ông có thể cho biết cụ thể NTT Docomo cùng VMG đang triển khai việc gì cho thị trường nội dung số  ?
 
Chúng tôi dự kiến sẽ đưa vào dịch vụ nội dung ảnh động và game. Game di động tại Việt Nam đã có nhưng không đủ độ phức tạp và chưa đủ độ hấp dẫn. 
 
Dự kiến trong thời gian bao lâu NTT Docomo sẽ thu lời từ việc đầu tư này thưa ông ? 
 
Khó có thể nói chính xác trong tương lai thời điểm nào sẽ hoàn vốn và sinh lời. Tuy nhiên, hoạt động mà NTT Docomo tham gia cùng VMG thì phải mất từ 2-3 năm hy vọng mới có lãi, đó mới là kỳ vọng nhưng bản thân VMG cũng là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực nội dung số. 

Ông có thể cho biết ở việc khai thác nội dung, chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng ở Việt Nam với nhà cung cấp nội dung số có sự khác biệt với Nhật Bản như thế nào ? 
 
Ở Nhật Bản mảng nội dung số hoàn toàn do nhà mạng phát triển và đặt hàng từ các công ty bên ngoài và trả tiền bản quyền phần mềm cho họ. Việc khai thác và sử dụng sẽ do chính nhà mạng đó quyết định. Còn với VMG, NTT Docomo chỉ đầu tư vào việc làm nội dung.
 
Xin cảm ơn ông!

Ông Furuhashi Goro hiện là Trưởng đại diện văn phòng NTT Docomo tại Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV báo Lao Động tại Hội nghị Viễn thông quốc tế Việt Nam 2011 về vấn đề này.  

Có nhận định cho rằng việc phát triển 3G, thiết bị 3G và nội dung số ở Việt Nam chưa tương đồng, ông nghĩ sao về điều này ?
 
Tôi nghĩ rằng 3G đang còn mới ở Việt Nam, hiện nay mới tập trung ở thị trường hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Do đó, trong thời gian tới khi các mạng 3G mạnh hơn và các dịch vụ nội dung số sẽ phát triển theo.
 
NTT Docomo đã đầu tư vào VMG – một công ty thành viên của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhưng người đại diện của công ty này không cung cấp thông tin cụ thể số tiền là bao nhiêu.
 
Ông Furuhashi Goro cho biết, ở Nhật Bản chỉ có 4 nhà khai thác dịch vụ di động trong khi ở Việt Nam có tới 7 nhà mạng, chất lượng 3G ở Việt Nam ngày được cải thiện và đây là thị trường rất tiềm năng song cạnh tranh rất cao.
Xin ông cho biết NTT Docomo sẽ chọn mảng nào để tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam ? 
 
Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư vào hai lĩnh vực đó là nội dung số và hạ tầng điện thoại di động. Tháng 8 vừa qua, NTT Docomo đã góp vốn vào công ty VMG - công ty con của tập đoàn VNPT với tỷ lệ góp vốn 25%. Chúng tôi sẽ phối hợp với VMG để phát triển mảng nội dung số. 
 
Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục hợp tác với VNPT ở mảng kinh doanh cơ sở hạ tầng điện thoại di động để tận dụng thế mạnh của NTT Docomo ở lĩnh vực này.
 
Ông có thể cho biết cụ thể NTT Docomo cùng VMG đang triển khai việc gì cho thị trường nội dung số  ?
 
Chúng tôi dự kiến sẽ đưa vào dịch vụ nội dung ảnh động và game. Game di động tại Việt Nam đã có nhưng không đủ độ phức tạp và chưa đủ độ hấp dẫn. 
 
Dự kiến trong thời gian bao lâu NTT Docomo sẽ thu lời từ việc đầu tư này thưa ông ? 
 
Khó có thể nói chính xác trong tương lai thời điểm nào sẽ hoàn vốn và sinh lời. Tuy nhiên, hoạt động mà NTT Docomo tham gia cùng VMG thì phải mất từ 2-3 năm hy vọng mới có lãi, đó mới là kỳ vọng nhưng bản thân VMG cũng là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực nội dung số. 

Ông có thể cho biết ở việc khai thác nội dung, chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng ở Việt Nam với nhà cung cấp nội dung số có sự khác biệt với Nhật Bản như thế nào ? 
 
Ở Nhật Bản mảng nội dung số hoàn toàn do nhà mạng phát triển và đặt hàng từ các công ty bên ngoài và trả tiền bản quyền phần mềm cho họ. Việc khai thác và sử dụng sẽ do chính nhà mạng đó quyết định. Còn với VMG, NTT Docomo chỉ đầu tư vào việc làm nội dung.
 
Xin cảm ơn ông!
 
                                                          Theo LaoDong

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục