Do tuyến đường dân sinh vào  Đậu Khụ đã xuống cấp nên việc thi công  công trình điện gặp nhiều khó khăn.

Do tuyến đường dân sinh vào Đậu Khụ đã xuống cấp nên việc thi công công trình điện gặp nhiều khó khăn.

(HBĐT) - Hết địa phận xóm Đồng Chụa cũng là phần cuối cùng của tuyến đường nhựa của xã Thống Nhất (TPHB), chúng tôi bắt đầu chật vật trên đoạn đường vào xóm Đậu Khụ. Tuyến đường chưa đầy 3 km mà phải mất gần 1 tiếng đồng hồ mới đến được trung tâm xóm bởi tuyến đường dân sinh được Nhà nước đầu tư xây dựng từ năm 1997 đã xuống cấp nghiêm trọng khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

 

Nhiều đoạn lầy thụt phải nhờ các bác, các chị đi làm nương đẩy giúp xe máy chúng tôi mới vượt qua nổi. Ngay cả thi công đường điện vào xóm, thiết bị cơ giới cũng bó tay, lực lượng lao động của nhà thầu cũng phải dùng tời và bánh lốp với hàng chục người kéo mới đưa được cột điện và thiết bị vào thi công.

 

Tuy không hẹn trước nhưng chúng tôi đã gặp được đủ đại diện 18 hộ của xóm Đậu Khụ khi họ tụ họp tại nhà văn hóa xóm để bình xét hộ nghèo năm 2011. Đến thời điểm này, không ai nhớ xóm Đậu Khụ được hình thành từ bao giờ nhưng chỉ cần lấy tuổi của Trưởng xóm Triệu Đức Lợi, người sinh ra ở đây để làm mốc thì các hộ người Dao, người Mường về đây định cư đã được 47 năm. Đến năm 1997, Đậu Khụ được làm đường dân sinh. Cũng từng ấy năm, khi đêm về, người dân Đậu Khụ sống trong ánh sáng bập bùng bên bếp lửa, họ luôn khao khát bản làng có điện lưới quốc gia. Có đường, cuộc sống của người dân Đậu Khụ cũng phần nào được mở mang. Nhưng địa hình đồi núi nên chỉ sau vài năm tuyến đường đã hư hỏng. Dù nỗ lực đến mấy, công sức, tiền của các hộ trong xóm đóng góp cũng chỉ đào đắp, san lấp để đi tạm. Giờ đây, chỉ cần một cơn mưa nhỏ muốn xuống xã, ra tỉnh, người dân Đậu Khụ chỉ còn cách đi bộ.

 

Đường vào Đậu Khụ chưa đầy 3 km, phải đi qua 6 con suối nhưng mới chỉ xây dựng được 3 ngầm tràn liên hợp. Toàn bộ học sinh của Đậu Khụ đều theo học các trường ở xã và thành phố nên khi có mưa lũ là các em học sinh THPT phải luồn đồi đến trường, còn học sinh từ mầm non, tiểu học đến THCS đành phải nghỉ học. Xa trường, xa lớp, đi lại khó khăn nhưng các bậc phụ huynh ở Đậu Khụ luôn quan tâm đến việc học hành của con cái. Bình quân mỗi tháng, các hộ chi phí khoảng 500.000 đồng tiền xăng để đưa đón con đi học. Các em học sinh ở Đậu Khụ cũng không phụ lòng cha mẹ, nhiều năm qua không có em nào bỏ học và cả xóm hiện có 4 em đã, đang theo học tại các trường đại học.

 

Đường sá xuống cấp nghiêm trọng, nhất là khi có mưa lũ, những gia đình có người ốm nặng, sinh nở  cũng gặp muôn vàn khó khăn. Đặc biệt, tuyến đường vào xóm xuống cấp đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Cả xóm có 18 hộ nhưng đã có tới 7 ha mía, 13 ha ngô, 5 ha xả, 30 ha luồng, 50 ha bương, bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3 con lợn, hộ ít cũng có từ 30-40 con gà, hộ nhiều nuôi tới hơn 100 con nhưng mới chỉ có 4 hộ có nhà xây kiên cố. Bà Bùi Thị Xuyến, người dân xóm Đậu Khụ giải thích: Đường hỏng, xe ôtô, công nông không vào được, làm ra hạt ngô, trồng được cây mía, củ xả, cây luồng, cây bương cũng không biết bán cho ai. Mặc dù có tiềm năng về đất đai, người dân cần cù lao động nhưng do hạn chế về lưu thông hàng hóa nên đến nay, mức thu nhập bình quân ở Đậu Khụ mới chỉ đạt 8 triệu đồng /người/năm và còn 4 hộ nghèo, còn lại đều là hộ cận nghèo, trong khi mức thu nhập bình quân của thành phố Hòa Bình ước đạt 14, 7 triệu đồng/năm.

 

Dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân Đậu Khụ không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Các hộ đã đóng góp hơn 9 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa xóm trị giá trên 21 triệu đồng. Hàng năm, dân cư đều hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động do xã, thành phố phát động. Tạm xa Đậu Khụ, dù biết Tết Nhâm Thìn 2012 ở Đậu Khụ sẽ có điện lưới quốc gia nhưng chúng tôi vẫn trăn trở day dứt trước cuộc sống nghèo khó của gần 70 nhân khẩu ở một xóm nhỏ của thành phố Hòa Bình.

 

                                                                      Đức Phượng

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục