Nông dân xã Yên Thượng (Cao Phong) tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc chống xói mòn đồi.

Nông dân xã Yên Thượng (Cao Phong) tích cực trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc chống xói mòn đồi.

(HBĐT) - Tỉnh ta có diện tích trên 459.000 ha (1,41% diện tích cả nước) trong đó, diện tích sông, suối trên 6.000 ha, núi đá trên 24.000 ha, KDC trên 20.000 ha, đường giao thông và kênh mương trên 32.000 ha, còn lại diện tích 5 lưu vực của 5 hệ thống sông trên 408.000 ha.

 

Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc địa chất có khá nhiều hệ thống đứt gẫy và hàng loạt yếu tố cấu trúc như nếp lồi, nếp lõm, địa hào, địa lũy tồn tại trong phân giới lãnh thổ đã gây xói mòn đất. Theo điều tra, hiện tại, hàng năm lớp đất mặt bị xói mòn do mưa mất khoảng trên 34,5 triệu tấn đất/năm. Trong đó vùng đồi núi cao bị xói mòn trên 1 triệu tấn/năm, vùng đồi núi cao dưới 900 m là trên 33,4 triệu tấn/năm, vùng các bậc thềm phù sa, đất lầy... bị xói mất trên 90.000 tấn/ha/năm. Bình quân đất mặt bị xói mòn mất là 84,6 tấn/ha/năm.  

 

Nguyên nhân chính của hiện tượng xói mòn là do tác động của con người. Tuy diện tích rừng khá rộng nhưng do chưa được bảo vệ, kinh doanh và quản lý tốt nên chất lượng rừng ngày càng xấu. Hiện nay chỉ còn khoảng 4.500 ha rừng giàu và rừng trung bình đảm bảo độ tán che 60%. Còn khoảng 5.668,2 ha đất bị xói mòn mạnh và gần 30 nghìn ha đất cây bụi, đất trống - đồi trọc chưa sử dụng chỉ đảm bảo độ tàn che gần 20%. Ngoài ra, hiện tượng xói mòn, hoang mạc hóa do lượng mưa lớn và địa hình dốc là hai tác nhân nguy hiểm gây xói mòn. Trên địa bàn tỉnh lượng mưa trung bình đều đạt từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Cùng với đó, do thời gian khô hạn kéo dài từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 năm sau nên thúc đẩy quá trình xói mòn đất khi mùa mưa. Địa hình tỉnh ta phần lớn là đồi đốc với trên 266.000 ha, chiếm trên 58% tổng diện tích và trên 94 nghìn ha núi, chiếm trên 20% tổng diện tích. Hầu hết những diện tích này đều có độ dốc trên bằng và trên 150 và chiều dài sườn bình quân từ 250 - 1.500 m tiềm ẩn các dạng tai biến địa mạo phổ biến nhất như lũ quét, lũ bùn đá, ngập lụt,  xói mòn sạt lở, đổ lở và nứt đất...

 

Trước thực trạng đó, Sở KH-CN và Trung tâm Địa môi trường - Tổ chức lãnh thổ đã thực hiện Đề tài “Đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt gây suy giảm chất lượng trên một số loại hình đất canh tác đặc trưng tại tỉnh Hòa Bình”. Đề tài đưa ra các giải pháp: đẩy mạnh phủ xanh đất trống - đồi trọc như thông nhựa, bạch đàn, keo tai tượng, keo lai, keo mỡ, sấu, trám đen, trám trắng và các loại tre, luồng  phủ kín rừng đầu nguồn vùng thượng lưu lưu vực sông Bưởi, xã Đồng Nghê, Suối Nánh, Đồng Ruộng, Yên Hoà, Tân Dân và vùng đất trên sườn dốc - rất dốc đổ xuống hồ Hoà Bình thuộc lưu vực sông Đà; vùng đất lưu vực suối Láp, Sia, Quyên, Thia, Con, Mun... thuộc lưu vực sông Mã; vùng đất thuộc các xã Bắc Sơn, Hùng Tiến, Tân Thành, Cao Dương... thuộc lưu vực sông Bôi và đất vùng thuộc lưu vực sông Bùi. Tăng độ che phủ đất bằng các giải pháp sinh học như che phủ mặt đất hoặc ủ gốc cây bằng rơm rạ, thân cành lá cây khô , cỏ mọc tự nhiên phủ đất, trồng băng cây thấp xen giữa hàng cây ăn quả, cây công nghiệp, sử dụng các mô hình nông - lâm kết hợp như cây ăn quả - chè- sắn, bạch đàn trắng- chè- dứa, mít- dứa, trám  trắng ghép sấu - chè - dứa

 

Xây dựng các ruộng bậc thang vĩnh cửu, tạo bồn hoặc hố vẩy cá rộng và sâu đề hứng đất bị xói mòn rơi xuống, xếp tường đá, bờ đá giữ đất quanh nương cố định.  Chọn cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, sắp sếp cơ cấu cây trồng hợp thời vụ, trồng cây trong hố, hốc, bồn, che vườn ươm vườn hoa bằng lưới ni lon dày, bằng giàn cành cây hoặc phên đan thưa, không cày bừa, xới xáo ngay trước mùa mưa và những ngày trời mưa. Tăng cường các biện pháp thâm canh trên vườn, nương... Tăng cường hiệu quả sử dụng đất bằng và quản lý, bảo vệ lúa, quy hoạch và sử dụng đất theo giai đoạn phát triển kinh tế, xác định quyền sử dụng ruộng đất giao rừng cho nhân dân, quy định nghiêm ngặt bảo vệ môi trường, đầu tư tiến bộ kỹ thuật sinh học tiên tiến vào thâm canh, sử dụng hợp lý đất đồi, núi sử dụng độ ẩm, chất dinh dưỡng ở các tầng đất sâu có thể phòng - chống xói mòn, ngăn chặn hoang mạc hoá tốt hơn nhiều so với trồng cây hoa màu lương thực ngắn ngày có độ che phủ thấp lại nhanh chóng làm suy kiệt màu đất.

 

 

                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục