Nhiều nhà khoa học đưa ra chất vấn phát minh mới của TS Nguyễn Chánh Khê vào chiều 9-3. Ảnh: Tr.Thanh

Nhiều nhà khoa học đưa ra chất vấn phát minh mới của TS Nguyễn Chánh Khê vào chiều 9-3. Ảnh: Tr.Thanh

Ngày 9-3, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM (KCNC) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu triển khai (R&D) thuộc KCNC TPHCM tổ chức Hội đồng khoa học do GS-VS Nguyễn Văn Hiệu, Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ chủ trì, với mục đích thẩm định giá trị công trình nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai KCNC TPHCM. Sau gần 3 giờ trao đổi thẳng thắn với tác giả, các nhà khoa học vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

 

Tại hội đồng, TS Nguyễn Chánh Khê và các cộng sự vẫn khẳng định phát minh chiếc máy phát điện chạy bằng nước có công suất 2.000W là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên nguyên lý tách hydrogen từ nước rồi đốt hydrogen này tạo ra năng lượng. Hợp chất đặc biệt (tác giả gọi là chất xúc tác A) có tác dụng phản ứng với nước tạo hydro tiếp tục được TS Nguyễn Chánh Khê giữ bí mật hoàn toàn và xem đây là “bí quyết công nghệ” của ông. Ông cũng khẳng định, một đèn compast 50W phát sáng trong 1 giờ chỉ tiêu tốn khoảng 1.000 đồng chi trả cho chất khử. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên TS Nguyễn Chánh Khê sử dụng cụm từ “bí mật công nghệ” dành cho các nghiên cứu của mình.

Trả lời báo chí, TS Nguyễn Chánh Khê cho biết: “Đây là hợp chất đặc biệt do chúng tôi nghiên cứu ra. Do là hợp chất tổng hợp của nhiều chất khác nhau, các nhà khoa học chưa dùng được, chưa hiểu được”.

TS Hà Thúc Chí Nhân, Phó Trưởng khoa Khoa học vật liệu nhận định, trên thế giới đã từng sử dụng muối hóa học để tách hydro ra khỏi nước, tuy nhiên, nếu dùng muối để tạo ra nguồn điện phát sáng bóng đèn 50W như thí nghiệm của TS Nguyễn Chánh Khê phải mất từ 200.000 - 300.000 đồng, hoàn toàn không có lợi về mặt kinh tế. Cho nên, điểm mấu chốt nằm ở hợp chất khử ban đầu của chiếc máy này, nhưng nó vẫn là điều bí mật.

Một nhà khoa học khác lý giải, để giải phóng được hydro cần một nguồn năng lượng, năng lượng ở đây theo tác giả là do phản ứng hóa học sinh ra. Thế nhưng, tác giả lại trả lời rằng đó là chuyện riêng của tác giả và không cho biết phản ứng đó là gì? Như vậy, không thể thuyết phục chúng tôi được.

GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học Việt kiều, cho rằng bên cạnh khía cạnh công nghệ nên giữ bí mật, khía cạnh khoa học của công trình cần phải rõ ràng. Ví dụ: Ta có thể gọi là chất rắn A là chất xúc tác hay là chất khử? Bởi về nguyên lý chất xúc tác là chất trung gian không can dự vào phản ứng phân tử hoặc nếu có can dự cũng giữ lại hình thể niên đại của nó, còn chất khử thì tham dự vào phản ứng và biến thành một chất khác. Thế nhưng, từ những sơ đồ phản ứng của tác giả, chúng tôi không xác định được chất đó gọi là gì.

Trong khi đó, với câu trả lời chất rắn A là chất xúc tác, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Thoa, Trưởng bộ môn Hóa lý, Trường ĐH KHTN TPHCM, phản bác, nếu đó là chất xúc tác thì nó có tác dụng tăng tốc độ phản ứng lên, chứ không thể biến một phản ứng không xảy ra thành xảy ra được. Trong khi đó, TS về năng lượng Nguyễn Bách Phúc nói: “Nếu có máy này, năng lượng sẽ không còn là vấn đề với thế giới. Tuy nhiên, với cách giải thích những phản ứng trong nghiên cứu là cái riêng của TS Nguyễn Chánh Khê, vậy thì đâu cần đến đây để nói chuyện khoa học nữa”.

Kết luận về đề tài của TS Nguyễn Chánh Khê, cá nhân GS-VS Nguyễn Văn Hiệu cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ TS Nguyễn Chánh Khê giữ bí mật hợp chất đặc biệt của mình, bởi nếu chứng minh được hiệu quả tách hydro của hợp chất này, giá trị mà nó mang lại không chỉ cả ngàn tỷ đô mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, phục vụ tốt cho nhân dân các vùng thiếu điện. Tuy nhiên, TS Nguyễn Chánh Khê phải thử nghiệm tại KCNC bằng một chiếc máy cụ thể để có thể đánh giá chính xác mức độ ổn định của hợp chất rắn trên. Đồng thời, Bộ KHCN, Ban quản lý KCNC nên cấp nguồn kinh phí để TS Nguyễn Chánh Khê tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình”.

Dự kiến, trong đầu tuần tới, Ban Quản lý KCNC TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu triển khai sẽ tổ chức họp báo để công bố các kết luận chính thức về phát minh mới trên.

 

                                                                           Theo SGGP

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục