Cán bộ Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố Hòa Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở ven suối.

Cán bộ Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố Hòa Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở ven suối.

(HBĐT) - Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 4 công trình đê, 9 hồ, đập thủy lợi và hàng chục khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở, khu vực nguy cơ úng ngập cục bộ. Chủ động đối phó với bão, lũ, thiên tai, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị của thành phố đã quán triệt phương châm phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời các tình huống, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả, thực hiện 4 tại chỗ. Đặc biệt là công tác phối hợp kiểm tra, xác định các trọng điểm PCLB, lập phương án cho từng trọng điểm để triển khai thực hiện được ưu tiên hàng đầu.

 

Ông Nguyễn Đình Chung, Phó trưởng phòng Kinh tế, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCLB & TKCN nhận định: Các công trình đê trọng điểm gồm Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong và Trung Minh. Về hồ, đập thủy lợi có các hồ Thống Nhất, Đồng Gạo, Đồng Chụa, Nà Thèm, Rộc Xả, Nà Sung, Khang Mời, hồ Ngọc, hồ Dè. Hiện trạng, công trình và phương án đảm bảo an toàn cho từng công trình do các phường, xã triển khai. Cụ thể là kiện toàn đội tuần tra, canh gác bảo vệ công trình, phân công nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện sự cố có thể xảy ra, nhất là khi có mưa to, lũ về phải túc trực 24/24 h. Có biển báo nguy hiểm và cấm người dân qua lại đường tràn khi xả lũ. Theo dõi diễn biến và chuẩn bị đủ điều kiện để xử lý kỹ thuật sớm nhất khi tình huống xấu xảy ra.

Đối với các khu vực có nguy cơ như khu dân cư ven suối Trì, phường Tân Thịnh, dân cư ven suối Can, phường Đồng Tiến, khu vực ngầm Cang, xã Hòa Bình, các điểm sạt lở ta luy đồi và ven suối phường Đồng Tiến, xã Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Trung Minh và phường Chăm Mát, Thái Bình, thành phố đã chỉ đạo, kiểm tra, cảnh báo cho nhân dân phòng tránh lũ, sạt lở. Với hộ dân đang sinh sống ở vùng sạt lở ven suối nguy hiểm, vận động sơ tán trong những ngày mưa bão lớn, xem xét hỗ trợ di chuyển đến nơi an toàn. Sau mỗi đợt mưa, bão, lũ, các phường, xã đã kịp thời tổ chức kiểm tra, báo cáo ảnh hưởng thiệt hại, kết quả khắc phục thiệt hại trên địa bàn, đồng thời đề xuất, kiến nghị lên Ban chỉ huy PCLB & TKCN giúp nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống.   

Hiện nay, vật tư, phương tiện chủ yếu dự trữ cho hộ đê ở các xã, phường trọng điểm PCLB của thành phố có 200 chiếc rọ thép, cơ số đá hộc tương ứng, 3.000 bao tải dứa đựng đất, 200 áo phao, 250 cuốc, xẻng, xà beng, búa tạ, 50 bộ quang gánh, sọt sắt, 1 xuồng cao tốc, 1 máy phát điện 1,5KW và 1.000 cọc tre. Bên cạnh đó, thành phố cũng chuẩn bị 10 xe ô tô tải loại từ 5 - 10 tấn, 2 máy xúc, cơ số lương thực, thực phẩm tối thiểu cho 200 người trong 5 ngày và 4 nhà bạt chỉ huy dã chiến. Các tiểu ban lực lượng phường, xã huy động lực lượng xung kích sẵn sàng tiếp ứng thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.  

Công tác PCLB tại các công trình, khu vực trọng điểm của thành phố tiếp tục được kiểm soát chặt, các sự cố được kịp thời phát hiện, xử lý, đảm bảo an toàn. Những trận mưa bất thường vào cuối tháng 6 vừa qua, trên địa bàn có 2 khu vực bị ảnh hưởng. Một là điểm thi công đường dốc Can đi xã Độc Lập (Kỳ Sơn) do UBND huyện Kỳ Sơn làm chủ đầu tư trong quá trình san hạ làm bùn, nước mưa trôi vào nhà một số hộ dân tổ 24, phường Đồng Tiến, đồng thời lấp đất, đá xuống lòng suối Can. Phối hợp với chủ đầu tư, TP đã huy động tiểu ban PCLB tổ 24 và đơn vị thi công sớm khắc phục, ổn định đời sống sinh hoạt của các hộ. Hai là điểm lũ bùn do san hạ đồi không đúng kỹ thuật đã được Ban chỉ huy kiểm tra, đôn đốc đơn vị chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư và xây dựng công trình 222 làm mau chóng khắc phục bằng biện pháp tạo rãnh giúp hạn chế lũ bùn tràn qua.  

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục