Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19 phường Hữu Nghị và cốc nước sau một thời gian lắng đọng xuất hiện một lớp dày cặn vôi.

Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19 phường Hữu Nghị và cốc nước sau một thời gian lắng đọng xuất hiện một lớp dày cặn vôi.

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm trên 95% dân số. Tuy nhiên, vẫn còn một số KDC sống ngay tại các phường của trung tâm thành phố vẫn đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm cặn vôi, mặc dù giá tiền cho 1 m3 nước ăn hàng ngày mà các hộ dân ở đây vẫn phải trả theo quy định khung giá của tỉnh.

 

Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại KDC tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (TPHB), tình trạng nước có cặn đã xảy ra từ lâu, người dân trong khu đã phản ánh với Công ty CP nước sạch Hòa Bình và các cấp, ngành nhưng hiện nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người dân đã phải đun nước sôi, sau đó, dùng bình lọc qua hoặc đi lấy nước từ nơi khác về để ăn, uống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, gây nhiều phiền hà, tốn kém. Người dân hoang mang lo lắng vì hàng ngày đều phải sử dụng loại nước sinh hoạt này. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, một số người dân tại KDC có hiện tượng đau bụng, tiểu tiện buốt và đã đi khám tại Trung tâm y tế dự phòng thành phố, kết quả đã mắc một số bệnh như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19, phường Hữu Nghị cho biết: Hàng ngày, gia đình phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt có cặn vôi do Công ty CP nước sạch Hòa Bình cung cấp. Đầu năm 2012, tôi có triệu chứng đau bụng và tiểu tiện buốt, đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Hiện có nhiều người ở trong khu cũng đang bị triệu chứng như tôi. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên UBND thành phố và Công ty CP nước sạch Hòa Bình đề nghị xem xét giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. Bác sĩ Trịnh Anh Tuấn, Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết: Trung tâm đã tiếp nhận một số bệnh nhân đang sinh sống tại tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (thuộc khu chuyên gia cũ) đang dùng nước sinh hoạt ở KDC với những biểu hiện bệnh như viêm bàng quang, bướu cổ, sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi mật. Ban đầu, chúng tôi cũng xét nghiệm xem người dân bị bệnh gì và còn nguyên nhân chính gây bệnh thì phải xem xét cụ thể xem có phải là do nguồn nước sinh hoạt hay do các điều kiện khác gây nên bệnh hay không. Hiện tại, Trung tâm chưa có đủ thiết bị để kiểm tra chính xác xem nước dùng có đảm bảo mức an toàn cho phép không. Để kiểm tra chính xác nguồn nước này cần mang mẫu đi giám định và kiểm tra xem lượng vôi có trong nước có vượt quá mức độ cho phép hay không. Thời điểm nay, chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng cách lắng lọc để đảm bảo an toàn ban đầu cho mình.

 

Nguồn nước này Công ty CP nước sạch Hòa Bình lấy từ giếng nước Đông Lạnh (xã Hòa Bình), nơi có núi đá vôi, sau đó được bơm lên bể 2.000 m3, được xử lý rồi dẫn đến các hộ gia đình. Nhưng nguồn nước này vẫn tồn đọng  lượng cặn vôi. Giá mỗi m3 mà Công ty thu hàng tháng vẫn giữ nguyên như mọi nơi sử dụng nước sạch khác. Trong khi đó, các hộ dân ở đây thường xuyên phải đun sôi nước để lắng cặn, gạn lấy nước trong để ăn hoặc đun sôi để nguội, lọc qua bình vừa tốn kém lại không đạt hiệu quả cao nên một số hộ gia đình vẫn thường phải đi nơi khác lấy nước mang về sử dụng. ông Ngô Xuân Điển, Giám đốc Công ty CP nước sạch Hòa Bình cho biết: Với địa thế ở khu chuyên gia là đồi núi cao nên Công ty không thể đưa nước từ dưới lên trên được nên nước ở khu này được lấy từ giếng nước Đông Lạnh đưa vào bể 2.000 m3 đã qua lọc. Dự án nước sạch này do Pháp đầu tư từ năm 2000 cho các hộ dân ở bờ trái sông Đà sử dụng được đảm bảo độ cứng của nước thuộc mức cho phép là 50-150 mg CaCo3/lít được gọi là nước trung bình và từ 150 - 300 mg CaCo3/lít được gọi là nước cứng nên việc các hộ dân nói bị một số bệnh như viêm bàng quang, sỏi thận, viêm đường tiết niệu là không có căn cứ. Nếu như người dân bị bệnh đúng là do nước cứng, Công ty sẽ kiểm tra và có biện pháp xử lý triệt để tránh dư luận không tốt trong nhân dân.

 

Để giải đáp những băn khoăn của người dân ở khu vực nêu trên khi dùng nguồn nước bị nhiễm cặn vôi, thiết nghĩ rất cần sự vào cuộc khẩn trương của các ngành, đơn vị có liên quan.

 

                                                                                        P.V

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục