Con đường mòn duy nhất đi vào xóm 80 xuống cấp gây khó khăn cho nhân dân.

Con đường mòn duy nhất đi vào xóm 80 xuống cấp gây khó khăn cho nhân dân.

(HBĐT) - Nằm trên con đường 434 cách Công ty CP xi măng Sông Đà thuộc phường Tân Hoà (TPHB) không xa, ngõ 80 là một xóm nhỏ có 20 hộ sinh sống. Những năm trước nơi đây là một khu đất trống, đồi núi trọc của phường Tân Hoà. Sau khi thành lập tỉnh, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ trồng. 30 ha đất đồi của xóm được Chi cục Kiểm lâm thị xã Hoà Bình (cũ) giao cho 3 hộ quản lý, trồng và khai thác rừng, trong đó diện tích chủ yếu là của hộ ông Đoàn Hồng, một công nhân đã về nghỉ hưu.

 

Khác với nhiều xóm của TPHB, xóm 80 sống chủ yếu dựa vào trồng rừng, cây ăn quả... Để vào được nơi đây, các hộ chỉ đi được đường mòn. Rừng đến kỳ khai thác nhưng xe ô tô không vào được để vận chuyển. Để có đường, ông Hồng đã vay mượn tiền của bạn bè thuê máy ủi làm đường. Qua những đoạn suối nước chảy phải làm cống thoát nước. Sau 5 tháng thi công, con đường dài gần 1km vào tận đồi keo của các gia đình hình thành. Xe ô tô có thể vận chuyển được gỗ ra khỏi rừng. Có đường, ông Hồng đã nhường lại cho các hộ ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lên khai hoang làm ăn kinh tế. Hiện nay, xóm đã có 20 hộ sinh sống. Khi xóm đông dân, các hộ tự bỏ tiền mua dây, mua cột điện để kéo điện sinh hoạt về xóm. Nhờ có điện, cuộc sống của các hộ trong xóm thay đổi. ông Hồng cho biết: Hầu hết các hộ ở đây đã xây dựng được nhà kiên cố và bán kiên cố. Nhiều hộ gia đình từ hai bàn tay trắng nhờ trồng rừng đã có cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Riêng gia đình ông Hồng làm chủ 15 ha, xây được nhà kiên cố, mua xe ô tô chở vật liệu.  

Ông Trần Thanh Khương, Trưởng xóm 80 cho biết: Tuy cuộc sống của các hộ gia đình đã ổn định nhưng khó khăn nhất vẫn là con đường. Nhiều năm nay,  con đường các hộ thuê máy ủi đã xuống cấp trầm trọng. Hàng năm, các hộ bỏ nhiều công sức sửa lại đường. Do không có kinh phí nên việc sửa lại đường chỉ là tạm thời. Sau một mùa mưa, con đường lại hỏng, đi lại càng khó khăn.  Những hôm trời nắng, đi lại đỡ khổ, còn trời mưa, xóm cách biệt với bên ngoài. Người lớn đi còn đỡ, nhiều em đi học bị ngã là chuyện bình thường. Cách đây vài năm, cháu Nguyễn Văn Bình đi học về giữa trời mưa, khi đang xuống dốc do đường trơn ngã rơi xuống suối. Bị đau nên cháu không đứng lên đi được. Thấy cháu về muộn cả nhà sốt ruột đi tìm thấy cháu bị đau nằm dưới suối không lên được. Mùa mưa vừa rồi, chị Năm ở xóm đi xe máy từ trung tâm thành phố về giữa trưa gặp trời mưa, bị ngã, cả người và xe rơi xuống vực. May hôm đó có nhiều cây đỡ nên không ảnh hưởng đến tính mạng.  

Ông Hồng cho biết thêm: Tháng 7 vừa qua, thấy con đường xấu quá nên các hộ bàn nhau góp hơn 30 triệu đồng để ủi đường. Đoạn đường đi qua nhà ai, các hộ tự hiến đất để mở rộng con đường 5 m. Sau một trận mưa lớn hồi tháng 9/2012, đất, đá trên đồi lở xuống làm hư hỏng nhiều đoạn. Chúng tôi mong muốn có con đường bê tông để phát triển kinh tế và đi lại cho đỡ khổ nhưng bao năm nay vẫn chưa thể thực hiện được. Việc này chỉ trông chờ vào Nhà nước giúp đỡ.  

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Hoà cho biết: Trước đây, đã có nhiều ý kiến cử tri kiến nghị với lãnh đạo thành phố về tuyến đường này nhưng do thiếu vốn và thành phố tập trung đầu tư tuyến đường ở các xóm vùng sâu, xa hơn. Năm 2012, UBND phường đã đưa tuyến đường vào kế hoạch làm đường giao thông nông thôn nhưng khi xuống bàn bạc, nguồn kinh phí mà người dân phải bỏ ra quá lớn. Ngoài hỗ trợ về xi măng của Nhà nước, các hộ ở đây phải đóng góp trên 150 triệu đồng mới hoàn thành. Trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất với UBND thành phố đưa vào danh mục đầu tư xây dựng của thành phố nhằm giúp bà con nơi đây sớm có đường bê tông đi lại.

 

                                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục