Hộ dân ở khu 5A, thị trấn Cao Phong sử dụng giếng đào, nguồn nước hạn chế vào mùa khô.
(HBĐT) - Là vùng trung tâm của huyện Cao Phong nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn đến nay vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sinh hoạt ổn định. Ước tính có 20% số hộ phải dùng nước mua, 30% số hộ dùng nước giếng đào, 40% – 50% hộ thiếu nước vào mùa khô do quỹ nước khai thác bị hạn chế. 50% tổng hộ dân có nhu cầu đầu tư công trình nước sinh hoạt ổn định vì không có giếng hay nguồn nước nào để khai thác trực tiếp.
Gia đình ông Trần Khắc Dược ở khu 5A của thị trấn và nhiều hộ khác lâu nay sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt như vậy. Ông Dược nhớ lại: Cách đây 3 năm, từ sau khi hoàn thành QL 6, nước thải từ cống, rãnh ngấm xuống khiến nước giếng nhà ông mặc dù đào sâu tới hơn 20 m vẫn bị ô nhiễm. Nước có màu đen sệt và có mùi khó chịu. Nắm bắt sự việc trên, cán bộ y tế địa phương đã về hộ gia đình kiểm tra, dùng cloramin khử và thau rửa giếng. Từ đó, nước giếng có đỡ hơn nhưng để yên tâm, ông chỉ dùng để tắm giặt, vệ sinh còn nước ăn, ông sang tận giếng khu khác mua về.
Hiện tượng nước màu đen, có mùi cách đây 3 năm cũng xảy ra tương tự với hộ ông Nguyễn Xuân Loan, khu 5A. Ông Loan cho biết: Giếng đào sâu 16 m, từ sau khi thau rửa, khử trùng, khử khuẩn bằng cloramin, gia đình ông vẫn dùng để tưới cây cối, rửa ráy, tắm giặt nhưng phải tráng qua nước mưa mới yên tâm. May mà nhà ông có bể nước mưa cả chục mét khối, nếu vào mùa mưa, nước vẫn có dùng thoải mái còn mùa khô sẽ phải sử dụng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, có lúc thiếu nước, ông cũng phải tìm mua ở các giếng khác.
Ở các khu 1, 2, 3, 8, 9… của thị trấn, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng đào. Theo bà Bùi Thị Niều ở khu 2, đầu tư giếng đào cũng mất cả chục triệu, nếu đào sâu chi phí lên đến vài chục triệu chứ không rẻ. Vì vậy, một nhà có giếng, 5 - 7 hộ khác cùng đến đặt vấn đề mua nước về sử dụng. Việc sử dụng cũng phải dè sẻn, nhất là ở mùa khô, hiếm nước, giếng không đủ cung cấp. Ngoài nguồn nước giếng đào, gần như tất cả các hộ ở thị trấn đều phải đầu tư bể chứa nước mưa lộ thiên để hứng nước tự nhiên. Gia đình nào có điều kiện kinh tế, quỹ đất rộng thì xây bể thể tích 20 m3 – 30 m3, gia đình khác cũng làm bể chứa 2 m3 - 3 m3.
Do khó khăn về nguồn nước nên để có nước dùng, nhiều hộ dân trên địa bàn phải mua nước với giá cao (trung bình 15.000 – 20.000 đồng/m3). Có lúc cao điểm khô hạn, giá mua nước lên tới 40.000 đồng/m3. Toàn thị trấn có 10 KDC, tổng số 1.378 hộ, số nhân khẩu hiện sinh sống, kể cả người nơi khác về công tác trên địa bàn vào khoảng hơn 7.000 người. Nguyện vọng của đông đảo hộ dân nơi đây là có nước sinh hoạt đảm bảo cả vào mùa khô và mùa mưa. Bà con đang mong chờ Dự án nước sạch đầu tư để sớm chấm dứt khó khăn về điều kiện nước dùng trong đời sống sinh hoạt.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nằm trên con đường 434 cách Công ty CP xi măng Sông Đà thuộc phường Tân Hoà (TPHB) không xa, ngõ 80 là một xóm nhỏ có 20 hộ sinh sống. Những năm trước nơi đây là một khu đất trống, đồi núi trọc của phường Tân Hoà. Sau khi thành lập tỉnh, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ trồng. 30 ha đất đồi của xóm được Chi cục Kiểm lâm thị xã Hoà Bình (cũ) giao cho 3 hộ quản lý, trồng và khai thác rừng, trong đó diện tích chủ yếu là của hộ ông Đoàn Hồng, một công nhân đã về nghỉ hưu.
(HBĐT) - Trong 2 ngày, 21- 22/11, tại UBND xã Dũng Phong (Cao Phong), Hội CCB tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho 50 hội viên CCB, đến từ Hội CCB các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Ngày 16/11, Đoàn kiểm tra liên ngành chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và chi cục Thú y đã phối hợp kiểm tra việc đảm bảo ATTP chuỗi cơ sở sản xuất chăn nuôi tại huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Hội Nông dân huyện Tân Lạc vừa phối hợp triển khai mở 5 lớp tập huấn kỹ thuật chế biến thức ăn và hướng dẫn phòng, chống rét cho gia súc vụ đông. Địa điểm mở lớp tại các xã Thanh Hối, Lỗ Sơn, Gia Mô, Phú Vinh và Phú Cường, bình quân mỗi lớp thú hút 50 hộ chăn nuôi tham gia.
(HBĐT) - Thời tiết chuyển mùa, gia súc, gia cầm dễ mắc các bệnh như tụ huyết trùng ở trâu, bò; tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn ở lợn và tả, cúm ở gà, vịt. Để chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần lưu ý các khâu tiêm phòng, chăm sóc dinh dưỡng và yếu tố vệ sinh môi trường.
(HBĐT) - Trong 2 tuần, từ 7 - 20/11, UBND huyện Kỳ Sơn mở 2 lớp đào tạo về công tác xây dựng nông thôn mới cho 90 cán bộ cơ sở là thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và Ban phát triển thôn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới của 9 xã trong huyện.