Chiếc hố sâu có đường kính rộng chừng 10m, sâu ước 7m.
(HBĐT) - Tại xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn đã bất ngờ xảy ra hiện tượng sụt lún đất, tạo thành những chiếc hố sâu, kéo theo những vết nứt kéo dài khiến người dân rất hoang mang, lo lắng. Hiện tượng trên xảy ra từ ngày 12/2 và gây ảnh hưởng trực tiếp đến 9 hộ dân, trên diện tích ước 2 ha đất SXNN, 1 ha đất ở.
Qua kiểm tra của Ban chỉ huy PCLB- TKCN tỉnh cùng với lãnh đạo huyện Lạc Sơn và các phòng liên quan cho thấy, tại xóm Khi xuất hiện 2 chiếc hố sâu có đường kính rộng chừng 10m, sâu ước 7m. 3 ngày sau đó, hiện tượng sụt lún đất vẫn tiếp tục diễn ra ở các khoảnh ruộng lân cận, kèm theo đó là những vết nứt kéo dài dưới ruộng và đất vườn của các hộ dân sống gần đó. 4 ngày nay, người dân trong xóm không có nước để dùng cho sinh hoạt, bởi khi hiện tượng sụt đất xảy ra đã kéo theo việc mọi nguồn nước trong các giếng cũng bị rút hết.
Xóm Khi có 67 hộ dân với gần 400 nhân khẩu, 90% sinh sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sụt lún đất diễn ra trong khi quanh đó không có doanh nghiệp khai thác than nào.
Có thể thấy, tình trạng sụt lún đất ở xóm Khi vẫn đang diễn ra, bởi khi đoàn kiểm tra đang theo dõi những hình ảnh này thì trên cánh đồng sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây lại xuất hiện thêm một hố sâu với đường kính rộng chừng 3m, sâu 1,5m. Theo phòng TN-MT huyện Lạc Sơn, tình trạng sụt lún đất tại xóm Khi rất phức tạp, cần phải mời các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực địa chất khảo sát, nghiên cứu và có đủ máy móc thiết bị để tổ chức thực hiện, sau đó mới đưa ra kết luận cụ thể. Hiện tại, UBND huyện Lạc Sơn đã yêu cầu 9 hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng di chuyển chỗ ở đến nơi khác, chính quyền địa phương đã cử người ứng trực và tăng cường tuyên truyền, cảnh báo cho người dân chủ động phòng tránh nguy cơ sụt lún có thể tiếp tục xảy ra.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Vào khoảng 14 giờ 40 phút ngày 2/2 (mùng 3 Tết) đã xảy ra vụ cháy tại gia đình ông Khương Xuân Điễng, số nhà 42, tổ 13 A, phường Phương Lâm, TP. Hòa Bình.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, trong cái rét ngọt, chúng tôi trở lại Kim Bôi - một trong những huyện đi đầu trồng rừng kinh tế của tỉnh. Từ năm 2000, huyện Kim Bôi xác định trồng rừng kinh tế là hướng XĐ-GN và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. Trên những nương đồi cằn cỗi, những dãy núi đá chênh vênh hay những mảnh vườn đất đã bạc màu, nay được thay thế bằng màu xanh của cây rừng trồng. Trồng rừng đang là hướng đi đầy triển vọng của nền kinh tế nông, lâm nghiệp mang lại mùa xuân no ấm cho nhân dân ở vùng đất Mường Động.
(HBĐT) - Ngày 13/12, Phòng TN&MT huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Chi cục Môi trường (Sở TN&MT) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Tham gia lớp tập huấn có 215 học viên là cán bộ địa chính, môi trường các xã, thị trấn; trưởng các khu dân cư; đại diện các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng, doanh nghiệp trên địa bàn và các phòng, ban, ngành của huyện.
(HBĐT) - Ngày 16/1/2014, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ năm 2014. Nội dung chính như sau:
(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu trồng mới 7.000 ha rừng phòng hộ, rừng kinh tế. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng ngay từ đầu năm, các địa phương đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất từ cây giống đến hiện trường…sẵn sàng cho 1 vụ trồng rừng thắng lợi.
(HBĐT) - Ngày 19/1, Đội QLTT số 5 – huyện Lạc Sơn đã thực hiện đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán 2014, qua đó phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng do bà Nguyễn Thị Nhài ở phố Chum, xã Hương Nhượng làm chủ kinh doanh mì chính giả nhãn hiệu. Số lượng hàng hóa vi phạm tại cơ sở gồm 50 gói trọng lượng 1kg, 240 gói trọng lượng 454g, 188 gói trọng lượng 200g mì chính Ajinomoto; 50 gói trọng lượng 350g mì chính giả nhãn hiệu MiWon.