Các đại biểu tham quan khu ruộng khảo nghiệm giống lúa PAC 837.

Các đại biểu tham quan khu ruộng khảo nghiệm giống lúa PAC 837.

(HBĐT) - Ngày 9/6, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lương Sơn và UBND xã Nhuận Trạch đã phối hợp tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thực hiện mô hình khảo nghiệm giống lúa lai PAC 837 và giống ngô PAC Super 999 trong vụ xuân 2014. Đây là hai giống cây trồng do Công ty Advanta nghiên cứu sản xuất và cung ứng.

 

Mô hình trên được thực hiện với tổng diện tích 1,5 ha thuộc địa bàn thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), thu hút 22 hộ nông dân tham gia. Toàn bộ diện tích mô hình được bố trí gieo cấy trà lúa xuân chính vụ, trên chân đất chủ động nước, bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2014, kết thúc cấy trong tháng 2/2014. Đến nay, kết quả cho thấy: Về giống lúa PAC 837. Đây là giống lúa lai ba dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Giống có thời gian trỗ tập trung, sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, thấp cây, chống đổ tốt, chịu mặn tốt, kháng nhiều đối tượng sâu bệnh, đặc biệt là đạo ôn và bạc lá. Trong vụ xuân 2014, năng suất của giống lúa PAC 837 đạt trên 70 tạ/ha, ước tính mỗi ha canh tác mang về lợi nhuận khoảng trên 32 triệu đồng, cao hơn so với nhiều giống lúa đại trà đang được trồng phổ biến hiện nay trên địa bàn huyện.

 

Về kết quả khảo nghiệm giống ngô PAC Super 999. Giống có tỷ lệ mọc đạt khoảng 95%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, thời gian trỗ và phun râu tập trung trong 7-8 ngày, thời gian trỗ cờ tung phấn kéo dài làm cho quá trình thụ phấn đóng bắp được triệt để, hạt đóng kín bắp. Đặc biệt, thời gian sinh trưởng của giống tương đối ngắn ngày, chỉ từ 115-116 ngày, đáp ứng mục tiêu nâng cao hệ số sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Trong khuôn khổ thực hiện mô hình, năng suất ngô PAC Super 999 đạt khoảng 79 tạ/ha, thu nhập trên 1 ha canh tác đạt khoảng 44 triệu đồng/ha, cao hơn so với nhiều giống ngô đại trà khác.  

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả thực hiện mô hình, ghi nhận những ưu điểm và khuyến khích mở rộng diện tích sử dụng hai loại giống được khảo nghiệm. Theo Trạm BVTV huyện Lương Sơn, trong các vụ sản xuất tiếp theo, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện các mô hình khảo nghiệm giống trong đó chú trọng giống lúa và ngô, nhằm mục đích bổ sung cơ cấu giống cây trồng chủ lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của địa phương.

 

 

 

                                                                           Thu Trang

 

 

 

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục