Huyện Lạc Sơn hiện có 15 chợ đang hoạt động, trong đó có 6 chợ được đầu tư xây dựng, còn 9 chợ chưa được đầu tư. Quy hoạch đến năm 2020, huyện có 30 chợ, trong đó, xây mới 25 chợ, nâng cấp, cải tạo 5 chợ. Ảnh: Người dân mua bán tại một điểm chợ tự phát tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).

Huyện Lạc Sơn hiện có 15 chợ đang hoạt động, trong đó có 6 chợ được đầu tư xây dựng, còn 9 chợ chưa được đầu tư. Quy hoạch đến năm 2020, huyện có 30 chợ, trong đó, xây mới 25 chợ, nâng cấp, cải tạo 5 chợ. Ảnh: Người dân mua bán tại một điểm chợ tự phát tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 87 chợ, trong đó có 1 chợ hạng I, 8 chợ hạng II, 69 chợ hạng III, 3 chợ tạm và 3 chợ không họp. Là điểm tập trung lưu thông hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, chợ nông thôn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là ở địa bàn vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, toàn tỉnh có 43 xã đạt tiêu chí 7 về chợ nông thôn, chiếm 21,98%.

 

Theo tiêu chí về chợ trong xây dựng NTM, điều kiện để xây dựng chợ phải phù hợp cho lưu thông hàng hóa, gần khu dân cư, trung tâm xã; hoạt động chợ phải kết hợp với các dịch vụ thương mại, văn hóa khác có liên quan; diện tích đất xây dựng chợ phải từ 3.000 m2 trở lên; diện tích nhà chợ chính tối đa hơn 40%; diện tích mua bán ngoài trời tối thiểu 25%; diện tích đường giao thông nội bộ dưới 25% và diện tích sân, cây xanh ít nhất 10%. Mỗi chợ nông thôn phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm: nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác... Trên địa bàn tỉnh ta, chợ nông thôn chủ yếu bán lẻ mặt hàng nông sản thực phẩm tươi sống, kinh doanh hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư nội vùng. Thực tiễn xây dựng chợ đáp ứng tiêu chí NTM đang là một vấn đề khó đối với tỉnh ta mà khó khăn cơ bản là về vốn. Nguồn ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn huy động xã hội, huy động vốn từ các hộ kinh doanh rất hạn chế. Đánh giá của Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn lạc hậu, nhiều chợ vẫn trong tình trạng lán tạm và họp trên nền đất trống, chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hoá của nhân dân. Phần lớn các chợ điều kiện vệ sinh môi trường không được đảm bảo, khu vệ sinh tạm bợ hoặc không có, quá trình quản lý thu gom và xử lý chất thải, nước thải còn khá thủ công. Bên cạnh đó, việc chế biến nông sản thực phẩm tươi sống được thực hiện ngay tại chợ khiến lượng rác thải hàng ngày lớn, gây mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các sản phẩm lưu thông trên chợ, trang thiết bị phòng cháy - chữa cháy chưa đảm bảo theo đúng quy định. Ngoài một số ít chợ được xây dựng kiên cố có hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, còn lại các chợ chưa được xây dựng kiên cố hệ thống điện, giao thông trong chợ không có, hệ thống cấp thoát nước thô sơ hoặc chỉ là rãnh thoát nước tạm bợ. Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tỉnh đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 160 chợ (bao gồm TPHB 6 chợ, Kỳ Sơn 4 chợ, Lương Sơn 20 chợ, Cao Phong 7 chợ, Tân Lạc 25 chợ, Lạc Sơn 30 chợ, Lạc Thuỷ 16 chợ, Yên Thuỷ 12 chợ, Kim Bôi 13 chợ, Đà Bắc 13 chợ, Mai Châu 14 chợ), trong đó có 2 chợ hạng I, 5 chợ hạng II, 145 chợ hạng III, 8 chợ đầu mối chuyên doanh và tổng hợp. Trong đó xây mới 95 chợ; di dời - xây mới 4 chợ; nâng cấp, cải tạo mở rộng 61 chợ; giải toả chuyển mục đích khác 6 chợ. Tại trung tâm thị trấn và khu vực tập trung của huyện sẽ xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp. Nhu cầu diện tích đất phục vụ cho mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020 là 758.322,3 m2; nhu cầu vốn đầu tư 511,2 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư từ NSNN 83,5 tỷ đồng, vốn khác 427,7 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2010-2015 xây mới 57 chợ, di dời xây mới 4 chợ, nâng cấp cải tạo mở rộng 36 chợ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có chợ nào được xây dựng mới.

 

Cùng với khó khăn về cơ sở vật chất, việc lựa chọn địa điểm xây dựng chợ cũng là vấn đề quan tâm. Xây dựng chợ theo nhu cầu của người dân hay theo quy hoạch là yếu tố tác động đến việc chợ có phát huy hiệu quả hay không? Tình trạng chợ “cóc”, chợ họp lấn đường ở địa bàn nông thôn tỉnh ta diễn ra khá phổ biến, mặc dù tại địa bàn đó đã có chợ được xây dựng nhưng người bán vẫn đổ ra đường bán hàng. Dọc quốc lộ 6 qua địa phận tỉnh ta không khó để bắt gặp các chợ “cóc”, chợ tự phát thường xuyên diễn ra, lượng người mua bán khá đông ảnh hưởng đến an toàn giao thông như tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), xã Dân Hạ (Kỳ Sơn), thị trấn Cao Phong (Cao Phong)… Điều này một phần do tâm lý người mua hàng thường tiện đâu mua đấy, mua gần đường cho nhanh. Có nhu cầu mua ắt có người bán, ban đầu chỉ vài sạp rau, quầy thịt, cá, dần dần lượng người mua, người bán tăng lên, cứ vậy mà các chợ tự phát xuất hiện, cơ quan chức năng dẹp được một thời gian thì đâu lại vào đấy. Ở địa bàn nông thôn, chợ không chỉ là nơi kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của người dân địa phương. Vì vậy, việc xây dựng chợ cần tính đến điều kiện kinh tế cũng như tập quán sinh hoạt của người dân từng khu vực để công trình chợ nông thôn phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân. Dù chợ xây dựng to đẹp, chỗ ngồi tươm tất nhưng ở vị trí không thuận lợi cho việc đi lại, mua bán sẽ không thu hút được người vào chợ, dẫn đến tình trạng chợ bỏ không gây lãng phí.

 

 

 

                                                                   Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục