Ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì có cấu tạo liên hợp cống và chôn cột đo mực nước cảnh báo để người tham gia giao thông thận trọng khi qua lại trên ngầm tràn vào mùa mưa lũ.

Ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì có cấu tạo liên hợp cống và chôn cột đo mực nước cảnh báo để người tham gia giao thông thận trọng khi qua lại trên ngầm tràn vào mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Theo đồng chí Bùi Văn Thiến, Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Kim Bôi, toàn địa bàn có 807,1 km đường giao thông, trong đó có 154,7 km do tỉnh quản lý, 34 km do huyện quản lý và 618,4 km do xã quản lý. Những năm qua, các công trình giao thông nhờ được đầu tư, nâng cấp từ các chương trình, dự án nên việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn so với trước đây. Tuy nhiên còn một số tuyến đường do ảnh hưởng các trận mưa bão các năm trước mặc dù đã đầu tư sửa chữa tạm thời nhưng chưa được khắc phục triệt để. Các tuyến đường ở các xã hầu hết nằm dưới chân đồi, chân núi nên nguy cơ sạt lở luôn thường trực vào mùa mưa bão.

 

Qua kiểm tra, rà soát ở tuyến đường 12B có các vị trí bị sạt lở cụ thể là tại km 9 + 800, km 10 + 100; tuyến đường Trường Sơn A tại km 18 + 30; nhánh Bãi Chạo - Bãi Lạng tại km 2 + 50; tuyến X2 đường Hùng Tiến đi ngã ba Gò Chè - Hợp Kim km 23 + 50; tuyến Y1 tại km 0 (ngã ba Trò đi Kim Sơn), km 5 + 900 (xã Kim Sơn), km 2 + 300 (ngã ba Trò, xã Hợp Kim); đường 448 (Bãi Chạo - Đú Sáng) tại km 5 + 200, km 5 + 500, đường 449 (Kim Truy - Nuông Dăm) tại km 8 + 200, km 10 + 500. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có nhiều vị trí giao thông bị ngập sâu, bao gồm tuyến đường C (Cuối Hạ - thị trấn Bo) ở vị trí km 22 + 900, km 33 + 400, tuyến Trường Sơn A km 21 + 950, nhánh Bãi Chạo - Bãi Lạng km 3 + 800, nhánh Ve - Chám km 5 + 200, nhánh Khăm - Chỉ km 24 + 500, tuyến X2 km 10 + 300 (xã Hùng Tiến), ngã ba Gò Chè, xã Hợp Kim tại km 13 + 900, km 15 + 200 và km 25 + 600, đường 448 (Bãi Chạo - Đú Sáng) km 0 + 300.

 

Từ đầu mùa mưa bão đến nay, Đoạn Quản lý đường bộ II trực thuộc Sở GT-VT đứng chân trên địa bàn đã chủ động thực hiện nhiệm vụ và triển khai phương án ứng phó với mưa bão. Những vị trí giao thông bị sạt lở, ách tắc được cơ sở thông tin nắm bắt kịp thời, khẩn trương xử lý, hót dọn đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường thuộc khu vực quản lý. CB-CNV của các Hạt giao thông, Đội công trình đã trực bão lũ, sẵn sàng huy động lực lượng người và vật tư, phương tiện cho cứu hộ, nhanh chóng khắc phục vị trí sạt lở, tổ chức giải phóng nhanh các tuyến đường chính, phân luồng đường khi ách tắc giao thông.

 

Đồng chí Phạm Ngọc Sơn, cán bộ phụ trách công tác giao thông, phòng Kinh tế & Hạ tầng cho biết: Ngoài các vị trí giao thông có nguy cơ sạt lở, ở một số vị trí trên các tuyến đường còn có nhiều cây to dễ bị gãy, đổ khi mưa bão lớn. Hiện nay, hầu hết ngầm tràn qua suối đã được liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo (biển cảnh báo, cột đo mực nước) như ngầm tràn Kim Bình - Trung Bì, ngầm tràn ngã ba thị trấn Bo (Kim Bôi) - Lạc Sơn, ngầm Vọ (xã Cuối Hạ), ngầm suối Trá (xã Vĩnh Tiến)... Tuy nhiên vẫn còn một vài ngầm do chịu ảnh hưởng của các trận mưa bão lớn đã hư hỏng nhưng chưa được sửa chữa.

 

Chịu ảnh hưởng của các mùa mưa bão trước và những đợt mưa lớn kể từ đầu mùa, 2 trong số các tuyến đường hư hỏng nặng, nguy cơ mất an toàn nhất hiện nay trên địa bàn được xác định qua khảo sát hiện trường là đường Vĩnh Tiến - Đú Sáng (ĐT 448) tại vị trí Quèn Kẻo bị sạt lở mái ta luy hai bên đường, một số tảng đá cheo leo có khả năng rơi xuống mặt đường bất cứ lúc nào, đặc biệt nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đường Tú Sơn - Thung Rếch hiện xuống cấp nghiêm trọng phần nền, nhất là đoạn km 0 - km 2 với một bên là vực sâu dễ xảy ra nguy cơ các phương tiện giao thông không làm chủ được tốc độ do đường xấu, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân, nguy hiểm cho các phương tiện. UBND huyện vừa có Công văn số 422/CV - UBND ngày 1/7/2014 đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục