Người dân chỉ nên đi ra ngoài khi mưa đã tạnh hẳn (sau trận mưa bão, người dân thành phố Hòa Bình tham gia giao thông trên đại lộ Thịnh Lang).

Người dân chỉ nên đi ra ngoài khi mưa đã tạnh hẳn (sau trận mưa bão, người dân thành phố Hòa Bình tham gia giao thông trên đại lộ Thịnh Lang).

(HBĐT) - Tình hình thời tiết mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp, điển hình là cứ sau những đợt nắng nóng lại xuất hiện các trận giông, lốc kèm sấm sét, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh giông, sét để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại, rủi ro về tính mạng và tài sản.

 

Vào cùng thời điểm này các năm 2012, 2013, tại một số huyện như Đà Bắc đã có trường hợp tử vong do bị sét đánh (chị Lường Thị Thảo ở xã Cao Sơn). Một số hộ gia đình ở xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn do thói quen thả rông trâu, bò đã để đàn trâu gồm 6 con bị sét đánh chết. Sét còn làm cháy gần 2 ha rừng ở xã Phú Lão (Lạc Thủy) do đánh trúng khu vực có lớp thực bì khô, dày. Riêng từ đầu mùa mưa bão năm nay, ở nhiều địa phương trong tỉnh đã có hiện tượng cây cổ thụ bị gãy đổ do luồng giông, sét đánh trúng. Diễn biến của đợt giông, bão gần đây nhất ở các tỉnh với hậu quả nghiêm trọng làm 3 người chết, 3 người bị thương do bị luồng sét đánh trúng một lần nữa cảnh báo những hiểm họa từ giông, sét.

 

Theo đồng chí Vũ Hồng Quân – Phó Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, sét là hiện tượng phóng điện trong một đám mây giữa các vùng điện tích trái dấu, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa mây với đất. Tỉnh ta nằm trong vùng thường xảy ra hiện tượng giông, sét và hiện tượng này thường xuất hiện trong khoảng từ tháng 4 – 9 hàng năm, cao điểm hoạt động giông, sét từ tháng 6 – 8. Theo đó, khi quan sát thấy hiện tượng những đám mây đen khổng lồ, chân mây hạ thấp tiến lại gần, mọi người cần thận trọng đề phòng vì có thể xảy ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông lốc, sấm sét, vòi rồng... Trong trường hợp trên nên chủ động tìm nơi trú ẩn an toàn.

 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do giông lốc, sấm, sét gây ra, người dân cần thực hiện các biện pháp đơn giản, hiệu quả sau: Trường hợp nếu ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện ngoại trừ trường hợp rất cần thiết. Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông.

 

Khi ở ngoài trời, nếu gặp giông, sét bất ngờ, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại... Nên tìm chỗ khô ráo, tránh những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương, các vùng gò cao... Trường hợp khi đang làm việc ở ngoài đồng nếu không vào nơi trú ẩn an toàn được nên chọn nơi nào có mặt ruộng thấp không trũng nước, từng người ngồi riêng lẻ trùm áo mưa hoặc nilon và càng hạ thấp độ nhô cao càng tốt. Tuyệt đối tránh tập trung thành nhóm đông người để giảm bớt tỉ lệ rủi ro. Tại các căn chòi ở giữa đồng nên gắn các thiết bị chống sét trước mùa mưa bão để giúp người dân có chỗ trú ẩn an toàn khi mưa giông kéo đến.

 

Khi tránh sét, người dân cần đứng hoặc ngồi chụm 2 chân sát nhau tạo thành một điểm duy nhất tiếp xúc với mặt đất, nên ngồi ở giữa chòi hoặc tối thiểu cách tường khoảng 1-2m, tuyệt đối tránh tựa lưng vào tường. Nên tránh xa các vật bằng kim loại như cuốc, liềm, xe đạp, xe máy... Nếu như bản thân cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất. Lưu ý cuối cùng là thông thường sét xuất hiện nhiều ở những cơn giông đầu mùa hay sau những đợt nắng nóng thường có sét ở gần cuối cơn mưa. Vì vậy, người dân chờ mưa tạnh hẳn, tốt nhất là không nghe tiếng sấm ở gần thì mới đi ra ngoài.

                                                                       

 

                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục