Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diện tích lúa mùa trà sớm bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên địa bàn xã Cư Yên (Lương Sơn).

Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diện tích lúa mùa trà sớm bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên địa bàn xã Cư Yên (Lương Sơn).

(HBĐt) - Từ trung tuần tháng 7, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã xuất hiện và gây hại cho một số diện tích lúa vụ mùa. Đến nay, bệnh đang tiếp tục phát triển, nguy cơ sẽ gia tăng cả về diện tích lẫn mức độ gây hại. Diễn biến này đòi hỏi các địa phương phải khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh. Đặc biệt, đối với các diện tích đã bị nhiễm bệnh, cần sử dụng đúng loại thuốc hóa học để phun trừ nhằm kịp thời ngăn chặn không để bệnh lây lan thành dịch lớn.

 

Đến ngày 19/8, huyện Kỳ Sơn đã có khoảng 230 ha lúa mùa bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... Trong sản xuất vụ mùa năm nay, Kỳ Sơn là địa bàn đầu tiên trong tỉnh phải đối mặt với loại dịch bệnh nguy hiểm này. Đây là hai bệnh thường phát sinh trên cây lúa từ giai đoạn lúa làm đòng và phát triển gây hại đến cuối vụ. Bệnh thường hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng trỗ - chín sữa, làm giảm 20-30% năng suất, thậm chí mất trắng. Thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện thích hợp cho bệnh lây lan, phát triển nhanh.

 

Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: Từ nay đến cuối tháng 9, khu vực Tây Bắc bộ liên tục chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa vừa, mưa to và dông kèm theo gió mạnh. Đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và lây lan. Trên địa bàn tỉnh ta, bệnh đã xuất hiện từ trung tuần tháng 7, gây hại trên một số diện tích lúa mùa trà sớm thuộc huyện Kỳ Sơn và Lạc Thủy, tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số lá, cao 10-15% số lá, cục bộ 25-30% số lá, bệnh cấp 3-7.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: Những năm gần đây, bệnh lạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại có xu hướng gia tăng trên diện tích lúa vụ mùa của tỉnh. Vụ mùa năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 1.380 ha lúa bị nhiễm bệnh này. Bệnh gây hại chủ yếu trên các giống nhiễm như Nhị ưu 838, BC15, TH3-3, TH3-4, D. ưu 527, GS9, Bắc Thơm số 7… Từ nay đến giữa tháng 9 là thời điểm cây lúa rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, nhiều nguy cơ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn sẽ gia tăng cả về diện tích lẫn mức độ gây hại.

 

Để chủ động phòng trừ, giảm thiểu tác hại do bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa gây ra, Chi cục BVTV đã có công văn đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ bệnh. Một trong những nội dung quan trọng cần thực hiện ngay là thống kê diện tích gieo trồng các giống nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn để chủ động khoanh vùng, phòng trừ tập trung. Đồng thời phát huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên xã, các tổ dịch vụ BVTV xã trong việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp chủ động phòng chống, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, không để nông dân phun tràn lan gây lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

 

Đặc biệt, Chi cục BVTV khuyến cáo: Tại những diện tích đã nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, cần kịp thời và sử dụng đúng chủng loại thuốc hóa học để phun trừ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, áp dụng sai biện pháp khiến bệnh lây lan thành dịch trên diện rộng. Đối với các diện tích này, cần giữ mực nước từ 3-5 cm, không bón phân đạm hay phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các thuốc hóa học: Lino xito 200WP, Ecarin 0,5SL, Xanthomix 20WP, PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP... Phun phòng trừ sớm, nhất là trước hoặc ngay sau đợt mưa dông, phun kép 2 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, nếu phun xong gặp mưa phải phun lại.

 

 

                                                                              PV

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục