Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đảm nhiệm việc tổ chức thu mua, khai thác, kết nối thị trường giúp đảm bảo lợi nhuận của các thành viên và nông dân.

Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đảm nhiệm việc tổ chức thu mua, khai thác, kết nối thị trường giúp đảm bảo lợi nhuận của các thành viên và nông dân.

(HBĐT) - Với sự hỗ trợ của tổ chức ADDA Đan Mạnh, dự án “Thêm cây” do Hội Nông dân tỉnh thực hiện đã xúc tiến thành lập 40 nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Cũng từ đây, kiến thức sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường của người nông dân được nâng lên một bước. Dự án triển khai tại 11 xã thuộc 2 huyện gồm Toàn Sơn, Cao Sơn, Hào Lý, Tu Lý, Tân Minh, Hiền Lương (Đà Bắc); Thu Phong, Đông Phong, Tây Phong, Xuân Phong, Yên Lập (Cao Phong).

 

Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những nhóm được thành lập đầu tiên vào năm 2011. Anh Đinh Văn Tiên, trưởng nhóm khai thác cho biết: Cách thức cụ thể là nhóm trực tiếp đứng ra mua lại diện tích rừng của bà con và tổ chức khai thác sau đó thuê xe vận chuyển đến bán thẳng cho nhà máy. Thực tế cho thấy với cách làm này vừa tránh được tình trạng bị tư thương ép giá lại mang về lợi nhuận của các thành viên trong nhóm thông qua tham gia chuỗi giá trị. Các thành viên trong nhóm mạnh dạn chia sẻ rằng trước đây, trữ lượng gỗ là bao nhiều đều do tư thương tính toán. Nay được dự án tập huấn kiến thức nên mỗi lần thu mua, khai thác, nông dân tự tính toán được trữ lượng nên hạn chế thấp nhất rủi ro. Một nhóm có hoạt động hiệu quả cũng được duy trì từ năm 2011 đến nay là nhóm lâm sản ngoài gỗ ở xã Toàn Sơn do chị Nguyễn Thị Bắc làm trưởng nhóm, có tổng số 12 thành viên. Chị Bắc cho biết: Chúng tôi là những nông dân tự nguyện tham gia thành lập nhóm nuôi ong dưới tán rừng. Ở đây, nhờ còn nhiều diện tích rừng nên nguồn thức ăn cho ong khá thuận lợi. Khi được hỗ trợ cầu ong, con giống, chúng tôi đã đăng ký tham gia thực hiện và tính toán, đổi công. Hiện nhóm có nguồn tăng thu nhập hàng tháng, quý, năm đều đặn từ nghề nuôi ong lấy mật.

 

Trong số 40 nhóm sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ có 3 nhóm vườn ươm gồm 2 nhóm ở xã Yên Lập, Thu Phong (Cao Phong) và 1 nhóm ở xã Tu Lý (Đà Bắc). Theo ông Bùi Văn Lộc, trưởng nhóm vườn ươm xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong), quá trình thành lập, nhóm đã được hỗ trợ tập huấn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vườn ươm như máy bơm, lưới, cuốc, xẻng, dao, kéo. Ngoài bán cây giống lâm nghiệp cho thành viên các nhóm trồng rừng, nhóm còn sản xuất lượng cây giống phục vụ nông dân các vùng lân cận. Đặc biệt, giá bán cho thành viên trong nhóm trồng cây lâm nghiệp cùng mạng lưới được ưu đãi thấp hơn 10% so với giá thị trường. Bình quân mỗi năm, 3 nhóm sản xuất được trên, dưới 13 vạn cây giống bao gồm keo tai tượng, mỡ, lát hoa, xoan lai.

 

Dự án thêm cây có mục tiêu cải thiện sinh kế và thích ứng khí hậu dựa vào sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ ở miền Bắc Việt Nam. Theo ông Bùi Văn Dán – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong, cái được lớn nhất của nông dân khi tham gia nhóm sở thích sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ là được theo học các lớp huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, kỹ thuật vườn ươm, tính toán trữ lượng gỗ, hạch toán kinh doanh lâm nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, maketting sản phẩm, tiếp cận thị trường... Ngoài ra, mỗi nhóm được hỗ trợ nguồn kinh phí ban đầu 20 triệu đồng cho hoạt động để mua vật tư, dụng cụ lâm nghiệp gồm cuốc, xẻng, máy phát cỏ, cưa, phân bón và cây giống...

 

Đến nay, 40 nhóm sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ đang tiếp tục duy trì hoạt động với quy mô 10 – 15 thành viên/nhóm. Trong giai đoạn 2014 – 2017, dự án “thêm cây” sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc thành lập thêm 40 nhóm nông dân tại 2 huyện hỗ trợ, tiến hành chuyển đổi mạng lưới từ nhóm sang loại hình HTX.

 

                                                                         

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục