(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Nghị định này quy định chi tiết về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở và việc bố trí nhà ở cho người được tái định cư; quy định một số cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng, công nghệ xây dựng để đầu tư cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư.

 

Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải được triển khai thực hiện theo dự án, không thực hiện việc xây dựng lại đơn lẻ từng nhà (trừ trường hợp chung cư độc lập), bảo đảm phù hợp với yêu cầu tại Khoản 3 Điều 112 của Luật Nhà ở.

 

Mỗi khu vực có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại có thể triển khai một hoặc nhiều dự án phù hợp với quy hoạch đô thị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.

 

Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư có nhu cầu tái định cư tại chỗ mà một căn hộ chung cư cũ có từ 2 hộ khẩu trở lên thì ngoài phần diện tích nhà ở mới được bố trí theo quy định, chủ sở hữu được ưu tiên mua thêm căn hộ tại cùng địa điểm theo giá kinh doanh do chủ đầu tư dự án và chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận.

 

Các tổ chức, các nhân tham gia thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở được hưởng các cơ chế, chính sách theo quy định.

 

2 trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

 

Các chủ sở hữu của nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) tham gia đầu tư vốn hoặc góp vốn thực hiện việc phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đó.

 

Nhà nước thực hiện đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đối với 2 trường hợp:

 

1- Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại mà hết thời hạn quy định, nhưng các chủ sở hữu không lựa chọn được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại thì Nhà nước thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ để trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đó bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở.

 

2- Nhà nước thực hiện hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) với nhà đầu tư đảm nhận việc xây dựng lại nhà chung cư cũ trên diện tích đất cũ hoặc tại vị trí khác để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại. 

 

Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan.

                                                                                                                                PV(TH)

 

Các tin khác

Theo người dân xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), khu vực này thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá.
Các đại biểu tham dự hội nghị chuẩn bị cho nhiệm vụ “Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình – một đóng góp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam” - MAREX.
Không có hình ảnh
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hoà Bình.

Huyện Kim Bôi: Cải cách thủ tục hành chính BHXH thông qua giao dịch điện tử

(HBĐT) - Đồng chí Vũ Hồng Thái, Giám đốc BHXH huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của T.Ư và tỉnh về đẩy mạnh giao dịch điện tử, BHXH Kim Bôi bắt đầu triển khai ngay từ những ngày đầu quý III/2015.

Thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Sankoh Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 30/10, Công ty TNHH Sankoh Việt Nam 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại KCN Bờ trái Sông Đà (thành phố Hòa Bình) đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) tổ chức thực tập phương án chữa cháy.

Khắc phục tồn tại trong quản lý, khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Hiện tại, các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động, hàng năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Về cơ bản, công tác quản lý, khai thác khoáng sản được thực hiện nghiêm túc, theo quy định của pháp luật, tuy nhiên không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tình hình ANTT ở địa phương. Căn cứ chức năng, thẩm quyền được giao, Sở tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực tìm tòi để đưa ra nhóm giải pháp khắc phục những thiếu sót này cho thời gian tới.

LĐLĐ huyện Lạc Sơn: Khai giảng 2 lớp trung cấp nghề tin học văn phòng và điện tử điện dân dụng

(HBĐT) - LĐLĐ huyện Lạc Sơn phối với trường Trung cấp Nghề Công đoàn Việt Nam vừa tổ chức khai giảng 2 lớp trung cấp nghề: Tin học văn phòng và Điện tử điện dân dụng cho 92 hoc sinh, trong đó tin học văn phòng có 50 học viên; Điện tử điện dân dụng có 42 học viên là con em cán bộ, CNVCLĐ và nhân dân trên địa bàn huyện.

Ngành Y tế Hòa Bình: Có 246 đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu

(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua Lao động giỏi, lao động sáng tạo do tổ chức Công đoàn phát động, đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong ngành y tế, kết quả trong 5 năm qua, toàn ngành y tế Hòa Bình đã có 246 đề cương nghiên cứu khoa học được Hội đồng khoa học nghiệm thu cấp ngành, 2 đề tài khoa học cấp tỉnh và 20 sáng kiến được công nhận sáng kiến cấp tỉnh cùng hàng ngàn sáng kiến cấp cơ sở.

Hành trình từ không đến có

(HBĐT) - Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục; cơ sở hạ tầng nông thôn thiếu thốn; trình độ canh tác, tư duy sản xuất lạc hậu... Đó là xuất phát điểm của các địa bàn ĐBKK trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM... Tuy nhiên, từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành. Đặc biệt là phát huy hiệu quả nguồn lực nội tại của người dân, phong trào xây dựng NTM ở những địa bàn ĐBKK đã có bước chuyển mạnh mẽ theo hành trình từ không đến có..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục