(HBĐT) - Sở NN&PTNT đã ban hành Văn bản số 2719/SNN-TTBVTV, ngày 20/10/2021 về việc khuyến cáo không phát triển nóng cây cau.


Trên địa bàn tỉnh ta, cây cau thường được trồng phân tán tại vườn nhà. Vừa là nét đẹp truyền thống mang tính chất tạo cảnh quan, cũng vừa là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ tết, cưới hỏi. Do vậy, ngoài tạo cảnh quan, cây cau cũng đem lại thu nhập nhất định cho người trồng; nhưng ở diện rộng, cây cau không phải là cây trồng có thế mạnh đối với tỉnh. Thời gian gần đây, giá cau tươi trên thị trường liên tục tăng cao, có lúc đạt 100.000 đồng/kg cau đẹp. Điều này đã khiến một số hộ nông dân  gia tăng trồng mới, thậm chí có hộ chặt bỏ cây lâu năm, chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang trồng cau. Việc trồng cau tự phát, ồ ạt rất dễ mang lại rủi ro, bởi giá cau có thể xuống thấp bất cứ lúc nào. Theo đó, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động này, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã đẩy mạnh thông tin khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số giải pháp: 

Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không tự ý chặt bỏ, chuyển đổi những diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang trồng cau. Trường hợp có cây giống tốt cũng chỉ nên trồng số lượng vừa phải ở những diện tích đất vườn, vườn tạp còn trống, không làm phá vỡ sinh cảnh hiện có.

Đối với những cây cau hiện có cần duy trì chăm sóc tốt, bón phân cân đối, bổ sung phân kali giúp tăng khả năng đậu quả, nâng cao năng suất cau tươi. Khuyến cáo người dân không sử dụng muối ăn để bón cho cây, vì sẽ làm phá vỡ kết cấu, chai cứng đất, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có ích trong đất.

Quản lý tốt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, không để tình trạng buông lỏng quản lý, người dân tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà chính quyền cơ sở không nắm được…

T.H (TH)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục