2. Thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 79) quy định rõ nội hàm "dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Quy định cụ thể 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát. Bên cạnh việc thu hồi các dự án, công trình phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dự thảo Luật bổ sung một số trường hợp thu hồi sau:
(1) Bổ sung các trường hợp để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, gồm: Dự án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển; thực hiện hoạt động lấn biển; xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm;
(2) Quy định cụ thể các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa không phân biệt nguồn vốn đầu tư được thu hồi đất thuộc các lĩnh vực: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ... để khuyến khích khối tư nhân tham gia đầu tư phục vụ lợi ích chung của cộng đồng;
(3) Quy định cụ thể về thu hồi đất có chênh lệch địa tô để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn;
(4) Bổ sung quy định thu hồi đất đối với các dự án có tính chất quan trọng: Thực hiện dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật;
(5) Bổ sung quy định mở về bổ sung trường hợp thu hồi đất theo trình tự sửa đổi Luật Đất đai theo quy trình rút gọn.
3. Căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích QP-AN; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 80) quy định cụ thể căn cứ, điều kiện thu hồi đất để thể chế yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, theo đó:
- Về căn cứ: bên cạnh việc phải thuộc trường hợp thu hồi đất, còn phải căn cứ vào một trong các căn cứ đó là (1) kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện; (2) các văn bản quyết định, phê duyệt chấp thuận chủ trương đối với dự án đầu tư; (3) văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thu hồi đất liên quan đến QP-AN; (4) phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư;
- Về điều kiện: (1) phải hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư; (2) đáp ứng điều kiện là để tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư để quản lý, khai thác hoặc giao đất, cho thuê đất cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đối với dự án vùng phụ cận, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án khu dân cư nông thôn.
4. Thu hồi đất do vi phạm (Điều 81): Bỏ hành vi "Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm”; chỉnh sửa một số hành vi vi phạm để khắc phục những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.
5. Thu hồi do chấm dứt sử dụng đất theo pháp luật (Điều 82): Bổ sung trường hợp thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; thu hồi đất trong trường hợp đã bị thu hồi rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; thu hồi đất liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và nông lâm trường. Bỏ quy định thu hồi đất đối với trường hợp "tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hằng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất” để xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
6. Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công (Điều 83): Phân cấp toàn bộ thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích QP-AN và thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng mà phân cấp cho cấp huyện. Bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
7. Trường hợp thu hồi đất liên quan đến QP-AN (Điều 84): Đây là quy định mới thông qua cơ chế các bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh có sự phối hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định để giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hồi đất trong thời gian vừa qua nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là thu hồi đất đã có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất để chuyển giao cho địa phương, đất chưa có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh và thu hồi đất QP-AN để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng diện tích đất dự kiến thu hồi chưa được xác định trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất chuyển giao cho địa phương.
8. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích QP-AN; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 85): Bổ sung quy định hiệu lực của thông báo thu hồi đất là 12 tháng tính từ ngày ban hành thông báo thu hồi đất. Quy định này sẽ giúp xác định thời điểm người dân được tạo lập tài sản hợp pháp trên đất.
9. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích QP-AN, phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 87): Bổ sung quy định để thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi trước một bước so với quyết định thu hồi đất, theo đó quy định 7 trường hợp phải thực hiện xong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành quyết định thu hồi đất. Bổ sung quy định cụ thể về công tác vận động thuyết phục trong suốt quá trình thực hiện trình tự thủ tục thu hồi đất từ bước điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao đất, các bước trong khâu cưỡng chế.
(Còn nữa)
Minh Phượng
(Sở Tư pháp)
(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:
(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này
(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.
(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.