Để phát huy vai trò của Hội Nông dân (HND) trong thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), các cấp HND huyện Kim Bôi đã phối hợp tổ chức triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, hội viên những giá trị từ chương trình. Từ đó, hội viên tích cực tham gia phát triển sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Cửa hàng nông sản an toàn Hà Hoàn tại thị trấn Bo (Kim Bôi) kinh doanh các sản phẩm OCOP, an toàn do nông dân trong huyện, trong tỉnh sản xuất.
Tháng 6/2024, HND tỉnh phối hợp HND huyện Kim Bôi và Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức khai trương Cửa hàng nông sản an toàn Hà Hoàn tại khu Mớ Đá, thị trấn Bo. Cửa hàng đi vào hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm chất lượng, sản phẩm OCOP đảm bảo an toàn thực phẩm, có tem truy xuất nguồn gốc do nông dân trong và ngoài huyện sản xuất. Ông Quách Chí Vũ, Phó Chủ tịch HND thị trấn Bo cho biết: Trước đây, trên địa bàn huyện chưa có điểm bán hàng, giới thiệu, quảng bá các loại nông sản, thực phẩm sạch do nông dân địa phương sản xuất. Do đó, HND tỉnh và huyện đã hỗ trợ mở cửa hàng. Hiện nay, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm do nông dân trong huyện, trong tỉnh sản xuất như: Mật ong rừng Hợp Tiến (xã Hợp Tiến); cơm lam Mường Động (thị trấn Bo); cao giảo cổ lam, thảo dược ngâm chân, tắm dưỡng sinh của Hợp tác xã Thiên Lợi An (xã Kim Bôi); gạo J02 của huyện Đà Bắc...
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, các chủ thể trên địa bàn huyện về mục đích, ý nghĩa, vai trò của các cấp hội trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Nội dung xoay quanh Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; ý nghĩa, hiệu quả của các sản phẩm; gương điển hình và việc thực hiện chương trình, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn... Trên cơ sở đó, HND huyện chọn lọc, định hướng, hỗ trợ các chủ thể có các sản phẩm tiêu biểu để xây dựng sản phẩm OCOP; hỗ trợ duy trì và nâng hạng các sản phẩm đã được công nhận.
Cùng với đó, HND huyện xây dựng các dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để phát triển sản phẩm tiềm năng cho các nhóm, hộ hội viên vay. Giai đoạn 2021-2024, HND huyện quản lý trên 6,6 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân và cho hàng trăm hộ hội viên vay. Hội cũng phối hợp với 3 ngân hàng (Chính sách xã hội, NN&PTNT, Bưu điện Liên Việt) thực hiện tốt hoạt động nhận ủy thác, hỗ trợ hàng nghìn hộ hội viên vay vốn ưu đãi.
Nhiều nông sản của tỉnh đã được hỗ trợ tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo và được đưa vào hệ thống các siêu thị như BigC, Vinmat, Vinmart+, Coopmart, các chợ đầu mối, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận... Hội cũng hỗ trợ các chủ thể OCOP xây dựng website cho sản phẩm; hướng dẫn các tổ chức, hộ sản xuất tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong 3 năm qua đã có 5 sản phẩm được đưa lên các sàn Voso.vn, Postmart.vn, Lazada. Tỷ lệ các sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, chợ đầu mối, mạng xã hội và hệ thống bán lẻ đạt khoảng 68% tổng sản lượng.
Để hội viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm, tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh, 3 năm qua, các cấp HND huyện phối hợp tổ chức 138 lớp đào tạo nghề cho trên 4.000 lượt hội viên. Phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, toàn huyện thành lập mới 9 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác, 5 chi hội nghề nghiệp, 10 tổ hội nghề nghiệp. Đến nay, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, giữ vai trò trung gian, đầu mối, chủ trì trong các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HND huyện Kim Bôi cho biết: Xác định việc hỗ trợ, xây dựng sản phẩm OCOP là động lực quan trọng để các chủ thể và ngành Nông nghiệp địa phương phát triển, các cấp HND huyện đã nắm bắt tình hình thực tiễn từng cơ sở, từng chủ thể để kịp thời hỗ trợ, tư vấn trong quá trình sản xuất, lập hồ sơ đánh giá phân hạng. Trong 3 năm đã phối hợp hỗ trợ chuẩn hóa OCOP cho 12 sản phẩm, trong đó 11 sản phẩm do hội viên trong huyện sản xuất. Thời gian tới, HND huyện đẩy mạnh hỗ trợ hội viên về giống, vốn, khoa học - kỹ thuật; hỗ trợ trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng... để có thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
T.H
Huyện Lạc Sơn xác định xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nhằm tạo ra vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng đồng bộ, sản xuất từng bước phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, tính dân chủ trong XDNTM được phát huy. Năm 2024, các xã trên địa bàn huyện tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn các tiêu chí theo bộ tiêu chí xã NTM, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Năm 2024, chương trình Du lịch phát triển nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trọng tâm là tập trung xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí về lĩnh vực du lịch trong chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Ngay sau khi Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Năm 2016, Cư Yên là 1 trong 3 xã của huyện Lương Sơn được chọn về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân, Cư Yên trở thành xã thứ 7 của huyện Lương Sơn cán đích NTM.
Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Sơn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân. Huyện phát huy hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai hiệu quả các phong trào thi đua xây dựng NTM.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng NTM nâng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.