Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh với 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 12 phường và 7 xã, có 214 xóm, tổ dân phố. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của cấp uỷ, chính quyền các cấp, đến nay, thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). 7/7 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100%; 4/7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Yên Mông, Hợp Thành, Mông Hóa, Hòa Bình).
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, thành phố Hòa Bình chú trọng công tác thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ảnh: Lao động làm việc tại Khu công nghiệp Bình Phú (TP Hòa Bình).
Những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch đúng định hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Toàn thành phố có 3 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, Khu công nghiệp Yên Quang, Khu công nghiệp Bình Phú); 4 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Yên Mông, Cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ, Cụm công nghiệp Tiên Tiến, Cụm công nghiệp Thịnh Minh 1). Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà diện tích 68,37 ha, hiện nay đã có 31 doanh nghiệp đăng ký hợp đồng thuê mặt bằng, tỷ lệ lấp đầy 95% diện tích. Khu công nghiệp Bình Phú diện tích 214,29 ha, tỷ lệ lấp đầy 33,87% với 24 dự án, trong đó có 1 dự án đầu tư nước ngoài và 23 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 1,85 triệu USD và 1.249,76 tỷ đồng. Khu công nghiệp Yên Quang diện tích 200 ha, đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Cụm công nghiệp Tiên Tiến có 15 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, 3 dự án đi vào hoạt động.
Ngành nông nghiệp của thành phố phát triển ổn định; cơ cấu nội ngành chuyển biến tích cực, tỷ trọng chăn nuôi tăng. Chú trọng thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đất nông nghiệp năm 2023 đạt 110 triệu đồng; bước đầu hình thành một số mô hình sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao như lúa chất lượng cao, trồng rau an toàn, cá nuôi lồng, phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình...
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, ngành Giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ở các cấp học không ngừng được nâng lên. Hiện 19/19 phường, xã của thành phố đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, không xảy ra "điểm nóng” phức tạp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thành phố đã phát động phong trào "Thành phố Hoà Bình chung sức xây dựng NTM”, tiếp tục phát huy nội lực, huy động đầu tư hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã NTM, xây dựng điểm các khu dân cư NTM kiểu mẫu. Đồng thời, thành phố nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm tại chỗ cho lao động. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phấm, đến nay, thành phố đã có 28 sản phẩm OCOP được công nhận.
Thành phố Hòa Bình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với mục tiêu kết hợp xây dựng NTM với từng bước đô thị hóa, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án xây dựng các xã NTM với xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, đủ tiêu chí lên phường, tránh lãng phí trong đầu tư.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Thành ủy Hòa Bình cho biết: Xác định Chương trình xây dựng NTM có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và thời gian thực hiện lâu dài, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sẽ tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí đã đạt được với phương châm xây dựng NTM đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hiệu quả hơn; phát triển KT-XH, bảo vệ cảnh quan môi trường, xây dựng NTM theo hướng bền vững gắn với phát triển đô thị. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đinh Thắng
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm 2024 đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã trồng được 750 ha rừng, đạt 107% kế hoạch giao; trồng cây phân tán trên 133 nghìn cây các loại; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 61%. Các địa phương chăm sóc rừng trồng qua các năm trên 3.460 ha, đạt 100% kế hoạch; bảo vệ 47.538 ha rừng; rừng khoanh nuôi tái sinh trên 858 ha.
Theo thống kê của UBND huyện Lạc Thuỷ, thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6), hiện 8/8 xã của huyện có nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng quy mô từ 250 - 300 chỗ ngồi đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
Ngày 6/12, Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp với HND thành phố Hòa Bình và Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức khai trương Cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn Tiến Ngân tại Tòa C chung cư Sao vàng, tổ 5, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).
Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Lạc Sơn, thực hiện các hoạt động tham gia xây dựng NTM, năm 2024, huyện huy động được 76.890 ngày công lao động; người dân hiến trên 56.000 m2 đất, đóng góp gần 2.268 triệu đồng, đào đắp 5.580 m3 đất, đá; tu sửa, nâng cấp trên 74 km, kè 121 km đường giao thông nội đồng; trồng 4,2 km đường hoa; phát quang lề đường, ngõ xóm 95 km; nạo vét, phát dọn, tu sửa, kiên cố hóa trên 10,4 km kênh mương nội đồng.
Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, trong 10 tháng năm 2024, toàn huyện có 446 khách hàng được vay vốn Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với doanh số trên 10 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng này đạt trên 57 tỷ đồng với 3.185 khách hàng còn dư nợ.
Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò "đòn bẩy”, tạo động lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong thời gian qua, huyện Kim Bôi tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.