Với sự đồng lòng, chung sức của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã vượt lên khó khăn để xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện hạ tầng của xã được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.


Nhiều hộ dân xã Nà Phòn (Mai Châu) chăn nuôi bò sinh sản, đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xã Nà Phòn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Nà Phòn và Nà Mèo. Xã có 7 xóm với 791 hộ, trên 3.300 nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 98%. Trước khi sáp nhập, xã Nà Phòn (cũ) đã về đích NTM năm 2019, còn xã Nà Mèo thuộc khu vực 135. Những năm qua, Nà Phòn tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng thiết yếu. Đi trên con đường mới được mở rộng, cứng hoá thuận lợi, ông Khà Văn Dân, Bí thư Chi bộ xóm Nà Piềng không giấu nổi niềm vui. Ông Dân cho hay: Trước đây đường giao thông chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp, mùa khô bụi bặm, mùa mưa thì lầy lội. Từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, đường giao thông được đổ bê tông rất thuận lợi. Hệ thống đường dây điện trong xóm cũng được cải tạo, nâng cấp nên chất lượng điện ổn định. Nhờ đó bà con đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hiện xóm còn 9 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/người/năm. 

Đến xóm Nhót, con đường làng rực rỡ sắc hoa và những ngôi nhà sàn cao ráo, sạch sẽ đã để lại ấn tượng về một vùng quê đạt chuẩn NTM. Với việc đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, người dân xóm Nhót chú trọng vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan. Bà Vì Thị Phiến ở xóm Nhót cho biết, mấy năm gần đây, bà con trong xóm không còn chăn thả gia súc mà nuôi nhốt để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhờ được tiếp cận vốn vay ưu đãi của Nhà nước, bà con đã phát triển kinh tế hiệu quả, đồng thời xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đảm bảo. "Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đường giao thông trong xóm đã được đầu tư thuận lợi. Các tuyến đường được chúng tôi quét dọn thường xuyên, trồng hoa để cảnh quan ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn”, bà Phiến chia sẻ. 

Theo thống kê của UBND xã Nà Phòn, tổng kinh phí thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã trên 176 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 56,8 tỷ đồng, chiếm hơn 32%. Từ các nguồn vốn huy động, Nà Phòn đã đầu tư hạ tầng thiết yếu khá đồng bộ. Đặc biệt, người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, như nuôi lợn sinh học, nuôi lợn nái và lợn thịt, trồng na dai tại xóm Nà Cụt và Piềng Phung, nuôi dê lai sinh sản. Nhờ đó đã giúp người dân cải thiện thu nhập, từ 32,7 triệu đồng (năm 2020), nay đạt 46,58 triệu đồng/người/năm. 

Hiện xã Nà Phòn cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Đồng chí Lò Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau khi hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, xã tiếp tục xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo đó, xã tập trung tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả các đồ án quy hoạch NTM đã được phê duyệt. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong đó, tập trung thực hiện các công trình về giao thông nông thôn, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, hệ thống chiếu sáng ở địa bàn dân cư. Nghiên cứu, đầu tư và nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Cao Phong: 500 hội viên nông dân được tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón

Từ ngày 9 - 13/12, Hội Nông dân huyện Cao Phong phối hợp Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao tổ chức 10 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón cho hội viên, nông dân 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Phong.

Bàn giao nhà mái ấm nông dân cho hội viên nghèo xã Cao Dương

Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn phối hợp HND xã Cao Dương vừa tổ chức bàn giao nhà mái ấm nông dân cho hội viên Bùi Thị Riến, thôn Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn).

Phụ nữ Lạc Sơn xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”

Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động từ năm 2010 đã trở thành phong trào rộng khắp, gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Thực hiện cuộc vận động, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạc Sơn đã triển khai đồng bộ các hoạt động thiết thực, góp phần tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng đời sống hội viên và cộng đồng.

Huyện Cao Phong thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

Thời gian qua, huyện Cao Phong tích cực triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ huyện về đích nông thôn mới năm 2025. Năm 2024, Hội đồng xét duyệt xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2030 đã duyệt, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận 10/10 xã, thị trấn thuộc huyện Cao Phong đạt bộ tiêu chí.

Huyện Đà Bắc khai thác trên 850 ha rừng

Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm 2024 đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã trồng được 750 ha rừng, đạt 107% kế hoạch giao; trồng cây phân tán trên 133 nghìn cây các loại; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 61%. Các địa phương chăm sóc rừng trồng qua các năm trên 3.460 ha, đạt 100% kế hoạch; bảo vệ 47.538 ha rừng; rừng khoanh nuôi tái sinh trên 858 ha.

Huyện Lạc Thuỷ: 8/8 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá, thông tin và truyền thông

Theo thống kê của UBND huyện Lạc Thuỷ, thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí số 6), hiện 8/8 xã của huyện có nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng quy mô từ 250 - 300 chỗ ngồi đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục