Với hệ thống thủy lợi đã phủ rộng đến các xã trong tỉnh, việc cấp nước tưới được chủ động đảm bảo phục vụ sản xuất cho mùa vụ. Năm 2024, công tác quản lý, xây dựng thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch năm; đồng thời chủ động, kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.
Năm 2024, việc quản lý, xây dựng
công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu được thực hiện tốt, mực nước các hồ, đập
phục vụ sản xuất đảm bảo. Ảnh: Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu)làm đất, chuẩn
bị gieo cấy lúa vụ xuân 2025.
Theo đó, về quản lý, xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu,
trong năm, cơ bản mực nước các hồ, đập đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất cho gần
56.440 ha cây trồng trong các vụ theo kế hoạch. Các địa phương đã triển khai thực
hiện 2 đợt chiến dịch toàn dân làm thủy lợi với ngày công, vật liệu tương ứng
khoảng 44,9 tỷ đồng, ước đạt 100% kế hoạch năm.
Tiếp tục thực hiện công tác nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn,
UBND tỉnh đã giao đơn vị chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và
khai thác các công trình cấp nước tập trung nông thôn. Trong toàn tỉnh đã xây dựng
cơ sở dữ liệu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại 1.203 xóm; cập
nhật, rà soát và chuẩn hóa dữ liệu về tài sản là công trình nước sạch nông thôn
tập trung trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Công tác quản lý, vận
hành và sửa chữa các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh
được tập trung triển khai, qua đó đảm bảo cấp nước phục vụ nhu cầu khoảng
19.000 hộ dân. Các hoạt động được triển khai hiệu quả, góp phần nâng tỷ lệ dân
số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2024 đạt 95,9%.
Trên toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, trong đó các công
trình hư hỏng, xuống cấp có 147 hồ, đập chứa nước cần có kế hoạch để sửa chữa
trong thời gian tới với tổng kinh phí dự kiến 699.750 triệu đồng. Trong đó cần
được ưu tiên đầu tư sửa chữa cấp bách 11 công trình với tổng kinh phí dự kiến
116.000 triệu đồng.
T.H
Hẹn mấy lần, rồi chúng tôi cũng gặp được anh Nguyễn Văn Hoàng, sinh năm 1985 ở xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc). Anh trồng hơn 600 cây đào, nhận chăm sóc hơn 200 cây và nhận chăm sóc cây cảnh cho một số đơn vị, nhà dân ở thành phố Hoà Bình nên dịp cuối năm, Tết Nguyên đán anh rất bận.
Cách trung tâm huyện hơn 16km, xã Quyết Chiến là cửa ngõ các xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Đến nay, xã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM) và 10/19 tiêu chí NTM nâng cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Với sự đồng lòng, chung sức của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã vượt lên khó khăn để xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện hạ tầng của xã được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Thực hiện nội dung "vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu” trong xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Tân Lạc tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ dân cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn chuẩn NTM, tạo cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã Nam Thượng (Kim Bôi) tiếp tục tập trung nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, Nam Thượng đã cán đích như mục tiêu đề ra.
Tính đến tháng 12/2024, huyện Tân Lạc có 10/15 xã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM). Để đạt được kết quả đó, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy tối đa nguồn lực xây dựng NTM, nâng cao đời sống người dân.