Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.


Xưởng sản xuất chổi chít Dũng Thủy, tổ 9, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho 15 - 20 lao động, thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, công chức văn hóa - xã hội phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH phường Kỳ Sơn cho biết: Ngay từ đầu năm, phường xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn; triển khai thực hiện hỗ trợ việc làm cho lao động nữ từ 45 tuổi trở lên; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Trong năm 2023, phường phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng mở 5 lớp dạy nghề, gồm 1 lớp nghề nấu ăn với 20 học viên, 4 lớp nghề may với 76 học viên. Loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại như ăn uống, vật liệu xây dựng, hàng hóa thiết yếu phục vụ dân sinh được mở rộng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển nghề sản xuất gạch, đồ mộc dân dụng, gia công cơ khí, may công nghiệp..., góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm, phường giải quyết việc làm mới cho 248 lao động.

Đồng chí Hoàng Quốc Đại, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH TP Hòa Bình cho biết: Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, công tác đào tạo nghề được gắn với giải quyết việc làm, có nhiều đổi mới về nội dung chương trình và hình thức đào tạo theo hướng xã hội hóa, hợp tác liên kết để nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội. 

Năm 2023, thành phố phối hợp thực hiện đào tạo mới, đào tạo lại cho 2.653 lao động trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Tổ chức 49 lớp đào tạo nghề với tổng số 1.005 học viên tại các phường, xã. Trong đó, Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm tổ chức 16 lớp với 329 học viên; Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 28 lớp với 576 học viên; CTMTQG giảm nghèo bền vững 5 lớp, 100 học viên. Phòng LĐ-TB&XH thành phố đã tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại phường Kỳ Sơn, xã Mông Hóa và xã Quang Tiến với trên 400 người lao động, đại diện các hội, đoàn thể tham gia. Trong năm, thành phố giải quyết việc làm cho 4.393 lao động, đạt 105,8% kế hoạch giao; phối hợp các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm mới cho 3.621 lao động trong nước ở các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch; giúp 653 lao động tự tạo việc làm có thu nhập ổn định; giúp 124 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng chí Hoàng Quốc Đại cho biết thêm: Thời gian tới, TP Hòa Bình tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng thanh niên, người lao động khi thực hiện thu hồi đất thông qua các phiên giao dịch việc làm, tư vấn việc làm và tư vấn học nghề tại các phường, xã. Khảo sát biến động cung, cầu lao động trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận thông tin để gia nhập thị trường lao động trong và ngoài nước. Phối hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến các phường, xã để tuyển dụng lao động. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các tiểu dự án, dự án thuộc CTMTQG; tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; tập trung thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của UBND thành phố về thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025...

Hương Lan

Các tin khác


Công ty TNHH GGS Việt Nam: Doanh nghiệp trách nhiệm - người lao động chia sẻ

Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Huyện Cao Phong đa dạng hình thức giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Cách đây không lâu, bà Bùi Thị Dự ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong) tham gia lớp học nghề nuôi gà thả vườn. Gia đình có vườn rộng, đồi rừng và đất bãi nên sau khi hoàn thành khóa học, bà đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm. Từ ngày mở rộng quy mô đàn gà lên gần 100 con, ngoài nuôi với mục đích bán gà thịt, bà Dự được thu 20 - 30 quả trứng gà thương phẩm mỗi ngày. Kinh tế của gia đình bà nhờ nguồn sinh kế này đã được cải thiện và ổn định hơn trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục