Đến với huyện đảo Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay mạnh mẽ của nơi đây. Sau 28 năm thành lập, từ một vùng đất hoang vu, cằn cỗi thay bằng màu xanh của cây cối; những công trình xây dựng dự án lọc nước biển thành nước ngọt; quy hoạch khu vực nuôi bào ngư... Đảo Bạch Long Vĩ trở thành một trung tâm chế biến và dịch vụ nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ.


Sau 6 tiếng đồng hồ, con tàu Hoa Phượng hiện đại với hơn 200 chỗ ngồi chở chúng tôi đến với huyện đảo Bạch Long Vĩ. Nhìn từ xa, màu xanh của huyện đảo nối liền với màu xanh của nước biển làm mê mẩn lòng người, quên đi bao mệt mỏi của hải trình.

Từ những người đầu tiên lên đảo

Chúng tôi gặp chị Vũ Thị Ngân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bạch Long Vĩ,  nguyên Liên đội trưởng TNXP Hải Phòng. Chị cho biết: Năm 1993, chúng tôi là lứa thanh niên đầu tiên ra đảo. Lúc đó toàn đảo chỉ có một dãy nhà dành cho bộ đội, đất đai cằn cỗi, chỉ có cát, sỏi và cây xương rồng, nước ngọt cũng là của hiếm. Tối đến bên ngọn đèn dầu, nghe tiếng sóng biển rì rào làm cho nỗi nhớ nhà càng thêm da diết. 6 tháng mới về nhà một lần, nhiều người nhớ đến phát khóc, nhưng rồi anh chị em động viên nhau vượt qua mọi khó khăn cùng nhau xây dựng đảo.

Ngày đầu đặt chân lên đảo, vợ chồng anh Ngô Văn Khanh và chị Nguyễn Thị Hằng đã trải qua những tháng ngày vất vả. Lương thực, thực phẩm và rau xanh chủ yếu nhờ đất liền cung cấp bằng tàu của bộ đội. Những chuyến tàu ra đảo phụ thuộc vào thời tiết, có lúc hai đến ba tháng mới có một chuyến tàu. Công việc của anh Khanh là ngày ngày cùng chiếc mủng đi câu mực, còn chị Hằng buôn bán hải sản và sản xuất nước lọc cung cấp cho nhân dân trên đảo và các tàu của ngư dân...Vất vả là vậy nhưng vợ chồng anh chị luôn lạc quan, yêu đời, với họ Bạch Long Vĩ giờ đây đã trở thành mảnh đất gắn bó, thân thương.

Còn đó câu chuyện tình của anh Nguyễn Văn Quân, hiện công tác tại Tiểu đoàn phòng thủ đảo và cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường Tiểu học-Mẫu giáo Bạch Long Vĩ được nhiều người biết đến. Từ ngày đặt chân lên đảo, anh Quân đã phải lòng cô nuôi dạy trẻ. Xuất phát từ tình yêu, cùng chung ý chí xây dựng đảo, anh chị đã nên duyên. Sau hơn 20 năm gắn bó anh, chị đã xây được nhà cửa khang trang, con cái đều chăm ngoan, học giỏi. Anh Quân chia sẻ. "Thế hệ con, em chúng tôi lớn lên, tiếp tục mang sức trẻ để xây dựng và bảo vệ biển, đảo quê hương. Chúng tôi nguyện gắn bó nơi đây đến trọn đời”.

Đến những công trình khởi sắc

Đảo Bạch Long Vĩ hôm nay đã mang dáng dấp một thị trấn nổi trên biển với những con đường bê tông rộng rãi, các dãy nhà khang trang, hiện đại san sát nhau, trường tiểu học, trung tâm văn hoá-thể thao đa chức năng, công viên Tuổi trẻ sông Hồng… tạo nên một Bạch Long Vĩ thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, huyện đang triển khai một số dự án, công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Từ ngày đầu thành lập đến nay, huyện đã có trên 45 công trình, dự án được xây dựng, đa số các công trình, dự án đầu tư đều mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh như: Dự án đầu tư xây dựng cảng và khu neo đậu tàu Tây Nam; dự án Nhà đa năng kết hợp làm nơi tránh trú bão cho ngư dân... Các công trình, dự án quốc phòng-an ninh được đầu tư đồng bộ, đáp ứng ngày các tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ phòng thủ đảo.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Quang Tường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vĩ cho biết: Huyện đang tiếp tục xúc tiến thực hiện nhiều công trình, dự án quan trọng, như: Xây dựng Trung tâm hậu cần, bến neo đậu tàu và đón trả khách tuyến Hải Phòng-Bạch Long Vĩ tại huyện Thủy Nguyên TP. Hải Phòng; nâng cấp cảng và khu neo đậu tàu Tây Nam thành cảng cá loại I và khu tránh trú bão cấp vùng; tạo điều kiện cho ngành Điện đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng gió, điện năng lượng mặt trời, kết hợp với điện bằng máy phát diezen; tạo điều kiện cho Tổng đội Thanh niên xung phong hoàn thiện dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt…

 

                            Theo HaiquanVietnam

Các tin khác


Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ diễn tập trái phép ở đảo Ba Bình (Trường Sa)

Ngày 11/6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa

Chiều 10/6, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra theo hình thức trực tuyến, trả lời một số câu hỏi liên quan đến tình hình Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định: "Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông”.

Việt Nam có thể thu hút hàng trăm tỷ USD từ điện gió ngoài khơi

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, với suất đầu tư từ 2,5 - 3 tỷ USD/GW điện gió ngoài khơi, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm tỷ USD trong thập niên tới. Tỷ lệ nội địa hóa tới trên 50% còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong lĩnh vực này. Châu Á: Thị trường tiềm năng nhất

Thế đứng vững chắc ngoài khơi xa

Dù ở đảo chìm hay đảo nổi thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây đều thể hiện tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ra sức thi đua xây dựng huyện đảo thực sự VMTD, góp phần để đảo xa gần với đất liền hơn.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Phòng Pháo binh-Tên lửa bờ (8-6-2001 – 8-6-2021)

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, thực hiện quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 8-6-2001, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 4254/QĐ-QL thành lập Phòng Pháo binh-Tên lửa bờ trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Phòng có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và thực hành chiến đấu Pháo binh-Tên lửa bờ trong thời bình và thời chiến.

Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn: Học tập tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân của Bác Hồ

Không chỉ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và sản xuất kinh doanh, Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn tích cực tham gia cứu nạn, sửa chữa tàu thuyền và hỗ trợ, cấp cứu ngư dân hoạt động trên biển; giúp bà con yên tâm bám ngư trường đánh bắt hải sản phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực về làm theo tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân của Bác Hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục