Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2045.
Theo quy hoạch, KKT Dung Quất phát triển thành một trong những trung tâm kinh tế biển năng động, với nền kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực quan trọng của quốc gia. Lấy cảnh quan đô thị biển làm sức hấp dẫn, lấy nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển để đẩy mạnh kinh tế biển, hướng đến sự thịnh vượng.
Một góc KKT Dung Quất nhìn từ trên cao.
Một góc KKT Dung Quất nhìn từ trên cao.Xây dựng nơi đây trở thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực: Công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: Luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn với việc khai thác cảng nước sâu.
Quy mô dân số, đến năm 2030, KKT Dung Quất có khoảng 347.000 người (trong đó dân số đô thị là 295.000 người, nông thôn khoảng 52.000 người); tỷ lệ đô thị hóa khoảng 85%. Tầm nhìn đến năm 2045, dân số khoảng 575.000 người (trong đó dân số đô thị là 546.000 người, nông thôn khoảng 29.000 người); tỷ lệ đô thị hóa khoảng 95%.
Khu kinh tế Dung Quất là một trong các đầu mối giao thông vận tải, trao đổi hàng hóa và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây cũng là khu vực có vị trí quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và về an ninh quốc phòng của quốc gia.
Do đó, nơi đây được quy hoạch hệ thống giao thông như cảng, sân bay và các trung tâm dịch vụ hậu cần, logistic, có diện tích khoảng 608 ha. Trong đó, khu bến Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hòa - Tịnh Kỳ, Lý Sơn có diện tích khoảng 300 ha; sân bay Lý Sơn khoảng 153 ha; trung tâm dịch vụ hầu cần cảng, logistics, diện tích khoảng 155 ha.
Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch với diện tích 45,3 nghìn ha; phía đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp đường sắt Bắc Nam; phía Nam giáp TP.Quảng Ngãi và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
Theo quy hoạch điều chỉnh, với quy mô diện tích khoảng 45,3 nghìn ha, trong đó phần diện tích đất liền khoảng 33,4 nghìn ha, đảo Lý Sơn hơn 1,4 nghìn ha (gồm hiện trạng phần đảo nổi hơn 1 nghìn ha và không gian phát triển mới) và diện tích mặt nước (vùng biển) khoảng 10,7 nghìn ha.
Hình thành 5 phân khu chức năng chính, gồm: Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Bắc Dung Quất; Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Châu Ổ - Bình Long; Phân khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Nam Dung Quất; Phân khu đô thị, dịch vụ Đông Nam Dung Quất; và Phân khu đô thị Lý Sơn.
Trong đó, các đô thị, khu đô thị có tổng diện tích khoảng 14 nghìn ha, gồm: Đô thị Lý Sơn (huyện Lý Sơn), đô thị Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) và 4 khu đô thị hạt nhân của đô thị Bình Sơn (Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long, Vạn Tường, Đông Nam Dung Quất), khu đô thị Tịnh Hòa -Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 9,3 nghìn ha (bao gồm đất đơn vị ở, đất công cộng, cây xanh, giao thông đô thị, và các thiết chế công đoàn lao động).
Khu du lịch, khu dịch vụ tập trung, với diện tích khoảng 713 ha, gồm: Khu vực Thiên Đàng - Khe Hai, thuộc xã Bình Thạnh; đầm Thuận Phước, thuộc xã Bình Thuận; biển Lệ Thủy, Gành Yến thuộc xã Bình Trị và Bình Hải; biển Bình Châu thuộc xã Bình Châu và huyện Lý Sơn.
Các khu chức năng hiện hữu trong KKT Dung Quất được điều chỉnh, sắp xếp lại như: Trung tâm điện lực Dung Quất bổ sung Trung tâm điện khí, diện tích khoảng 103 ha, thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn.
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có tổng diện tích khoảng hơn 8 nghìn ha, với 7 khu vực phát triển công nghiệp tập trung, trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được điều chỉnh có tổng diện tích khoảng 4,2 nghìn ha (Khu công nghiệp Tây Dung Quất, khoảng 355 ha; Khu công nghiệp Đông Dung Quất, khoảng 2,2 nghìn ha; Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước I, khoảng 610 ha; Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước II, khoảng 305 ha; Khu công nghiệp Tịnh Phong, khoảng 138 ha; Khu công nghiệp VSIP, khoảng 582 ha; Cụm công nghiệp Bình Nguyên, khoảng 20 ha).
Quy hoạch bổ sung Cụm công nghiệp Tịnh Phong, khoảng 75 ha; Quy hoạch bổ sung các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khoảng 3,7 nghìn ha (Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Dung Quất I, khoảng 165 ha; Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Dung Quất II, khoảng hơn 1 nghìn ha; Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Bình Thanh, khoảng 2,5 nghìn ha).
Theo Baoquangngai.vn
(HBĐT) - Hơn 200 ngày chống đại dịch
Covid-19 (tính từ ngày 30/1 khi phát hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên tại
tỉnh đến nay), toàn tỉnh đã căng mình phòng chống, ngăn chặn dịch xâm nhập,
bùng phát, đồng thời ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho Nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đang chạy đua để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất "3 tại chỗ” hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm”. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phản ánh quá trình triển khai mô hình này đã phát sinh những bất cập cần tháo gỡ nhằm mở rộng "vùng xanh”, thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.